Đề xuất hạn chế/ cấm xe máy ‘bất khả thi’
Tại buổi họp báo quý I/2019 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra hôm 28/3 tại Hà Nội, thứ tưởng Bộ Giao thông- Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, chính phủ giao Hà Nội và TpHCM xây dựng đề xuất hạn chế, cấm xe máy ở một số tuyến đường, khu vực trong đô thị và ông Đông khẳng định đây là điều cần thiết.
Theo Bộ Giao thông- Vận tải, việc hạn chế hay cấm phương tiện xe máy cá nhân trong đô thị là một trong những giải pháp chính nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đi đôi với việc này thì nhà nước phải đáp ứng tốt nhu cầu vận tải công cộng và các loại hình vận tải khác trong đô thị tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân.
Sau khi Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng về việc đề xuất cấm xe máy, dư luận lập tức phản ứng cho rằng, xe máy không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kẹt xe nghiêm trọng như hiện nay.
Anh Trần Bang, một kỹ sư về xây dựng cầu đường nói với chúng tôi rằng vấn đề kẹt xe là do quy hoạch đô thị không khoa học.
“Vấn đề kẹt xe không phải do xe máy, xe máy nó chiếm ít diện tích đường mà còn kẹt như vậy. Người ta có nhu cầu đi lại thì người ta phải đi, việc quy hoạch đô thị không khoa học thì nó mới dẫn đến kẹt xe, không kỹ lưỡng trong vấn đề khảo sát bố trí các khu vực chức năng.”
Đồng quan điểm này, nhà báo Phạm Thành từ Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, vấn đề là quỹ về giao thông đi lại của người dân quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, việc quá nhiều nhà cao tầng tại các khu trung tâm dẫn đến mật độ dân cư quá đông nên đó mới là nguyên nhân chính dẫn đến kẹt xe.
“Đó mới là nguyên nhân chính và thành phố HCM cả Hà Nội cũng thế. Chứ việc họ muốn cấm thì họ đã nhấp nhứ từ lâu rồi nhưng khả năng cấm nó không được, bởi vì xe máy là một phương tiện đi lại làm ăn chứ nó không phải là phương tiện đi chơi đi du lịch đâu, anh cấm người ta đi xe máy ở một số tuyến cũng có nghĩa anh cấm người ta làm ăn, cho nên chính quyền nhấp nhứ từ nhiều năm nay rồi nhưng không bao giờ nhận được sự ủng hộ của nhân dân.”
Ngoài ra, nhà báo Phạm Thành còn cho biết việc cấm xe máy như vậy sẽ dẫn đến nhiều rối loạn xã hội, phát sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự, do đó chính quyền đã muốn cấm từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn không thể cấm được.
Anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động xã hội, thành viên nhóm No-U và cũng là một người dân sinh sống tại Hà Nội cho biết anh là một trong những người từng ủng hộ đề xuất cấm xe máy và một thời điểm nào đó việc hạn chế xe máy là điều tất nhiên phải làm. Tuy nhiên, hiện nay việc hạn chế hoặc cấm xe máy được cho là giải pháp chính như lời của Bộ Giao thông- Vận tải thì không ổn.
“Thật ra với mật độ dân cư đông vậy thì nguyên nhân do nhiều phía, xe máy, ô tô, xe buýt và tất cả, bản chất nếu chỉ giải quyết chỉ về xe máy thì cũng không thể giải quyết được vấn đề. Bởi vì xe máy là phương tiện thiết thực tối cần thiết của người dân nên nếu cấm xe máy thì họ đi bằng gì và sống bằng cái gì. Việc chỉ ra xe máy là nguyên nhân gây ra ách tắt giao thông thì mình nghĩ không đúng lắm.”
Các nhà quan sát mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng với mật độ dân số dân cư đông đúc tại các trung tâm như hiện nay mà các loại phương tiện công cộng lại đang còn yếu kém, không đáp ứng nổi nhu cầu đi lại của người dân, trong khi đó việc quy hoạch đô thị còn nhiều vướng mắt không khoa học. Do đó việc đề xuất cấm xe máy là điều bất khả thi.
Nhà báo Phạm Thành chia sẻ rằng:
“Hiện nay nó lại có sự mâu thuẫn lớn như thế này, tức là quỹ đường nó đã ít mà anh cấm xe máy để cho các phương tiện giao thông ô tô, xe buýt chạy thì nó không khả thi lắm, bởi vì đường nhỏ hẹp mà xe buýt nó chạy là tắt ngay, chứ xe máy nó nhỏ còn có thể luồn lách được giờ chỉ phương tiện xe buýt không để phục vụ người dân cũng không nổi, vẫn kẹt như thường và thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Kỹ sư Trần Bang thì đưa ra một ví dụ lý do vì sao việc quy hoạch không khoa học dẫn đến đất chật người đông và việc cấm xe máy tại trung tâm là điều rất khó thực hiện.
“Theo tôi điều đầu tiên là quy hoạch đô thị, ví dụ như hệ thống đường ngầm hay đường xe buýt công cộng phục vụ phương tiện đi lại không đáp ứng như cầu đi lại. Sài Gòn chưa có đường tàu điện nào cả, Nhật nó tài trợ cho cai Sài Gòn –Cát Tiên đến nay vẫn chưa xong vẫn ngổn ngang, giả sử làm được cái đấy thì cũng chỉ giải quyết được hướng đó thôi còn nhiều hướng khác vẫn ở đó thì anh bỏ xe máy dân đi bằng gì, đi xe buýt hiện nay cũng không đảm bảo, không đủ và nó cũng chiếm rất là nhiều chỗ, cho nên hiện tại anh không thể bỏ xe máy được.”
Đồng ý với điều đó, anh Lã Việt Dũng cho rằng vì việc cấm sẽ đánh trực tiếp vào phương tiện thiết yếu của người dân trong khi chính quyền hiện nay không có một biện pháp hoàn thiện nào để thay thế xe máy cho người dân nên đề án nêu ra là không thể thực hiện được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.