Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Kiểm soát việc tạo dựng quân đội của Trung Quốc ở biển Đông

Kiểm soát việc tạo dựng quân đội của Trung Quốc ở biển Đông

bauxitevnThu 8:06 AM



James A. Lyons & Richard Fisher 
Người dịch: ĐT

Trung Quốc  chủ trương quên đi yêu cầu của chính quyền Obama đòi hỏi Trung Quốc dừng việc xây dựng cơ sở quân sự ở biển Đông. Đã đến lúc Washington đối mặt với 1 thực tế mới: Hoặc là dẫn dắt đi tới con đường “hòa bình được vũ trang” ở vùng này, hoặc là Trung Quốc  sẽ sớm khởi động 1 cuộc chiến tranh để trỗi dậy.

Điều đầu tiên, quan trọng là phải hiểu tại sao Trung Quốc  sẽ tiếp tục quên đi Washington như họ đã bác bỏ thẳng thừng trong 20 năm qua việc tìm kiếm con đường ngoại giao để tránh đối đầu về vùng hàng hải nhạy cảm này, mà ngày nay có tới 40% tàu bè thương mại thế giới đi qua.


 Nói 1 cách đơn giản, đối với lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, kiểm soát biển Đông là cốt lõi để bảo vệ đảo Hải Nam, được coi như là 1 cơ sở để từ đó họ chủ trương áp đặt sức mạnh quân sự và vũ trụ toàn cầu và 1 cơ sở được xem như là cốt yếu để đảm bảo sự sống còn của cai trị chính trị của mình.

Đã rồi, đảo Hải nam đã trở thành 1 cơ sở cho việc áp đặt sức mạnh hạt nhân từ các hạm đội tàu ngầm đang phát triển mạnh của Trung Quốc, được trang bị năng lượng hạt nhân và các tên lửa đạn đạo hạt nhân nguyên tử. Trong những năm cuối 1990, Trung Quốc  đã khởi động việc xây dựng ở đó 1 cơ sở ngầm mới để bảo vệ những tàu ngầm này. Hải Nam cũng sẽ là nơi đồn trú của 1 hay 2 tàu sân bay và các nhóm tàu đổ bộ tấn công. Những tiến triển này có thể được sử dụng để bảo vệ các tàu ngầm và để áp đặt ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc  đến Trung đông và xa hơn nữa.  

Từ năm 2016, 1 trung tâm mới về phóng tàu vũ trụ ở Hải nam sử dụng cho các tàu vũ trụ lớn của Trung Quốc  sẽ hỗ trợ cho tham vọng quân sự của Trung Quốc  trên quĩ đạo thấp của trái đất và trên mặt trăng. Phần lớn những vụ phóng này sẽ dễ rơi rụng khi bay qua vùng biển Đông, vì vậy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc  đang quân sự hóa vùng này để cuối cùng kiểm soát tốt hơn.

Có thể sớm vào năm tới, Trung Quốc sẽ bắt đầu lập cơ sở mới cho khoảng 30 máy bay chiến đấu và liên đội tàu chiến ở bãi Chữ thập. Tương tự lực lượng lớn quân giải phóng Trung Quốc có thể lập tiếp những cơ sở mới đang được xây dựng ở bãi Subi và bãi Vành khăn – chỉ khoảng 134 hải lí từ Philippinesvà 800 hải lí từ lục địa Trung Quốc  và các luồng đường biển thương mại sôi động ở hào Palawan.

Không có nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ áp đặt kiểm soát quân sự khi họ ổn định và không bị thách thức. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chết người để chiếm Hoàng Sa từ miền Nam, Việt Nam vào 1974 và vào năm 1988 đã thảm sát bộ đội Việt Nam trên các bãi ở Trường Sa. Bắc kinh đã lợi dụng sự chùng xuống trong mối quan hệ Mỹ - Philippines để cướp bãi Vành khăn vào năm 1995 và sau đó đẩy các tàu Philippines  ra khỏi bãi chìm Scarborough vào 2013.

Từ cuối 2013, Trung Quốc  đã phái hàng trăm đội vận tải dân sự tới để xây các đảo và với sự hỗ trợ của quân giải phóng Trung Quốc , lực lượng này đã có thể được sử dụng để tấn công, quấy nhiễm các đảo do Philippines, Việt Nam và Đài Loan quản lí.

Việc tìm kiếm sự trỗi dậy của Trung Quốc , tuy nhiên, có thể trở thành 1 ngớ ngẩn lớn có tính chiến lược, nhưng chỉ khi Washington sửa lại sai lầm của các chính quyền trước đây về việc coi nhẹ an ninh ở biển Đông trong tư cách là vấn đề lợi ích của nước Mỹ. Sẽ là trung tâm cho các hoạt động của Hải quân và cả không quân Mỹ để duy trì sự ra vào không bị hạn chế và tự do hàng hải ở trong vùng hải phận và không phận quốc tế đã được xác nhận 1 cách rõ ràng này. Trong 30 năm, các quan chức Mỹ đã từ chối việc hợp pháp hóa tham vọng của Trung Quốc, 1 phần vì chiến lược “cường độ thấp” của Trung Quốc.

Tuy nhiên chưa phải là chậm cho Washington để vô hiệu hóa tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông và kìm hãm nghiêm túc tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.

Kế hoạch thật đơn giản: Bàn bạc việc với Philippines để xây dựng những cơ sở mới khống chế Palawan và sau đó điều và chuyển các phương tiện để phá hủy các cơ sở đảo mới xây dựng của Trung Quốc nếu họ sử dụng chúng. Như là 1 tiền tuyến bảo vệ, Manila và Washington có thể xây 3 cơ sở đảo mới được trang bị tên lửa ở gần Palawan, Visayas và Luzon.

Sau đó, Washington nên điều và chuyển tới Philippines nhiều phi đội máy bay chiến đấu đa công dụng. Một hiệp ước thuê-mượn nên được luật hóa để thuận tiện cho việc chuyển giao này. Nhưng thiết yếu hơn là sự phát triển nhanh và điều chuyển nhanh 1 phiên bản tầm xa của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Lockheed-Martin được trang bị các đầu đạn xuyên sâu và nhiên liệu nổ không trung. Khoảng 300 tên lửa loại này có thể phá hủy lập tức các cơ sở đảo mới của Trung Quốc  nếu họ sử dụng làm sức mạnh cho mình. 

Đáp lại, Trung Quốc có thể được kỳ vọng đe dọa xung đột hạt nhân. Đây là điều mà tổng thống Obama nên đảo ngược quyết định được tư vấn kém của mình vào năm 2010 về việc hủy bỏ tên lửa hạt nhân chiến thuật an ninh của Mỹ và nhanh chóng điều động 1 sự thay thế. Những tên lửa hiện nay nên được lập tức phục hồi trong lực lượng tàu ngầm. Điều này có thể là sức phá hủy đáng tin tưởng đối với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Chỉ khi những tham vọng quân sự toàn cầu và trong vùng của họ được đẩy lùi bởi mức lực lượng này, thì Bắc Kinh sẽ bị nhụt chí trong việc áp đặt trỗi dậy quân sự và trở lại các giải pháp phi quân sự, mà theo đó có rất nhiều lựa chọn. Kế hoạch hòa bình cuối cùng được đưa ra là vào ngày 25 tháng 5 khi tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu gợi ý việc cùng gác lại các đòi hỏi chủ quyền để cùng nhau phát triển kinh tế. 

Trung Quốc  đã chứng tỏ rằng họ coi chiến tranh là để đạt các mục tiêu của mình ở biển Đông. Chỉ khi họ đúc kết ra rằng, họ không thể thắng 1 cuộc chiến tranh như vậy, khi đó Bắc kinh mới xem xét đến các giải pháp khác. Đối với Washington, các nước trong vùng Đông-Nam-Á, Nhật Bản, và Đài Loan, việc tạo lập các điều kiện cho 1 “hòa bình được vũ trang” sẽ mang lại các chọn lựa tốt nhất thay vì chiến tranh.

Về tác giả: James A. Lyons, 1 sỹ quan cao cấp hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, vốn là 1 tổng tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Đại diện cao cấp của quân đội Mỹ tại Liên hợp quốc. 
Richard Fisher là Hội viên cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá  Quốc tế (IASC)
Dịch giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.