Việt Nam sử dụng tội danh “trốn thuế” để tấn công người bất đồng chính kiến
Tác giả: David Hutt
Trúc Lam, chuyển ngữ
4-5-2022
Các nhà chức trách Việt Nam gia tăng các vụ trốn thuế đối với các nhà hoạt động, nhằm làm nhẹ bớt tình hình đàn áp của họ.
Ngày 11 tháng 1, ông Mai Phan Lợi là người sáng lập và là chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng, đã bị kết án bốn năm tù về tội “gian lận thuế”.
Cùng ngày, bà Ngụy Thị Khanh là người sáng lập một nhóm môi trường, cũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giữ, với cáo buộc tương tự về tội “trốn thuế”, có thể bị kết án lên tới bảy năm tù.
Vài ngày sau, ngày 24 tháng 1, ông Đặng Đình Bách, Giám đốc một nhóm xã hội dân sự khác là Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững, cũng bị bỏ tù năm năm về tội “trốn thuế”.
Đàn áp [những người bất đồng chính kiến] khá phổ biến ở Việt Nam, một đất nước độc đảng, nơi Đảng Cộng sản cai trị không bị thách thức, kể từ năm 1975.
Nhưng tình hình đối với các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến trở nên tồi tệ hơn kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giành được nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là người đứng đầu đảng hồi năm 2016, và càng tệ hơn nữa sau khi ông giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ hồi năm ngoái. Nhiều đồng đảng của ông có tư tưởng tự do hơn cũng đã bị gạt ra ngoài lề, mở đường cho những người bảo thủ trong đảng.
Hiện có 206 nhà hoạt động đang bị giam giữ trong tù và 334 người khác có nguy cơ bị bắt, theo Dự án 88, một nhóm độc lập giám sát tù chính trị. Phóng viên Không Biên giới cho rằng, Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới của các nhà báo và blogger.
Thời hạn án tù cũng đang tăng lên. Trong số 32 người bị bỏ tù hồi năm 2021 vì “tội” chính trị, gần hai phần ba đã bị kết án năm năm tù trở lên. Năm 2020, con số này chưa tới phân nửa.
Thường thì chính quyền cộng sản đưa ra các cáo buộc khá nhạt nhẽo. Nhiều nhà hoạt động bị bỏ tù vì “làm và phổ biến tài liệu tuyên truyền chống nhà nước“, một tội danh được xác định mơ hồ đến mức nó có thể được sử dụng để chống lại bất kỳ nhà hoạt động dân chủ bất đồng chính kiến nào, hoặc người sử dụng Facebook không may có bài đăng quan trọng nào bị những người kiểm duyệt nhắm tới.
Nhưng các nhà chức trách đã tăng cường vũ khí của họ. Ngày càng cảnh giác với những lời chỉ trích từ nước ngoài trong bối cảnh xu hướng ấm lên với phương Tây, chính phủ thường thuê những tên côn đồ, sử dụng các hành vi thô bạo đối với các nhà hoạt động, thay vì bắt giữ họ. “Lạm dụng các quyền tự do dân chủ“, theo điều 331 của Bộ luật Hình sự, cũng đã được sử dụng phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Bây giờ tội “trốn thuế” đang được thêm vào các tội để đàn áp. Có một “mô hình mới nổi và đáng lo ngại trong việc sử dụng luật thuế của Việt Nam để hình sự hóa các nhà hoạt độngmôi trường, và theo sau mục tiêu lớn hơn nhắm tới các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, cũng như thu hẹp không gian xã hội dân sự“, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế và Ủy ban Nhân quyền Việt Nam cho biết, trong một báo cáo gần đây.
Các nhà phân tích nói rằng, các lý do tăng gấp đôi.
Đầu tiên, đó là một phương tiện rõ ràng là ít đàn áp hơn. Chính phủ nước ngoài có thể dễ dàng phàn nàn về điều kiện nhân quyền tồi tệ của Việt Nam khi một nhà hoạt động bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống nhà nước“, một sự thừa nhận trần trụi của chế độ chuyên chế. Nhưng điều khó hiểu hơn đối với các quan sát viên nước ngoài rằng, liệu đưa chuyện thuế má ra để đàn áp một nhóm xã hội dân sự là thực thi pháp luật nặng tay hay công bằng.
Đối với người Dân Việt Nam, [sử dụng lý do thuế má để bắt bớ] cũng gây ấn tượng hơn. Ông Trọng, người đứng đầu đảng Cộng sản, đã làm cho mình nổi tiếng với công chúng qua chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của ông ta, một chiến dịch chống tham nhũng hiệu quả nhất của đảng trong nhiều thập niên. Những người giàu có và nổi tiếng, bao gồm cả các tỷ phú tư bản, đã được đưa ra như một phần của chiến dịch, trong khi vài đại án, án tử hình thậm chí đã bị kêu án.
Như vậy, các vấn đề thuế của các nhà hoạt động và các tổ chức phi chính phủ có thể được đóng khung như một phần của chiến dịch chống tham nhũng. Luật pháp địa phương hỗ trợ chính quyền vì tính hợp pháp của các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) không rõ ràng ở Việt Nam.
“Thực tế là các tổ chức phi chính phủ này đã hoạt động trong khu vực xám, không thể tuân theo các sắc lệnh hà khắc và phi thực tế của đảng CSVN, để các ủy ban tỉnh và chính quyền địa phương chấp thuận cuối cùng về các kế hoạch xã hội dân sự“, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết.
Ông Robertson nói thêm: “Bây giờ sự giám sát để mắt tới các khoản quyên góp và thuế má, các tổ chức phi chính phủ không có nơi nào để che giấu, đó là tất cả những gì cho thấy nỗ lực [của Đảng Cộng sản] đưa họ vào và đặt họdưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn. Đây là về quyền lực hơn là thuế, và buộc các tổ chức phi chính phủ phải xoa dịu đảng mà tránh các chủ đề quan trọng“.
“Những người thật sự thất bại trong toàn bộ tình huống này sẽ là người dân Việt Nam, những người được hưởng lợi từ các chương trình phi chính phủ, nổi lên một phần vì đảng Cộng sản Việt Nam thiếu quan tâm và ưu tiên giải quyết các vấn đề thật sự mà người dân địa phương phải đối mặt“, ông Robertson nói thêm.
Các nhà phân tích nói, một lý do khác là chính quyền cộng sản đang chuyển tầm nhìn của họ ra khỏi những người bất đồng chính kiến, những người mà bây giờ họ đã nghiền nát một cách hiệu quả, và vào khu vực tổ chức phi chính phủ không chính thức.
Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức đã mọc lên để vận động bảo vệ môi trường, quyền sử dụng đất và bảo vệ người lao động. Một phần, điều này là do nhiều nhà hoạt động nghĩ rằng họ sẽ an toàn hơn khi tiến hành các chiến dịch của họ thông qua một tổ chức, cho phép họ cùng làm việc với nhau và được cho là có được phần nào sự bảo vệ chống lại nhà nước.
Họ cũng được khuyến khích bởi các chính phủ nước ngoài. Khi Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu hồi năm 2019, chính phủ cộng sản tuyên bố sẽ dành nhiều không gian hơn cho các nhóm xã hội dân sự. Brussels coi đây là sự tiến bộ và nhiều nhà hoạt động Việt Nam tin rằng đó là sự cường điệu.
Hơn nữa, trong khi đàn áp qua các cáo buộc về thuế, có thể mới lạ, nhưng nó thật sự bắt nguồn từ một xu hướng lịch sử và vĩnh viễn trong cuộc chiến của đảng Cộng sản để dập tắt bất kỳ sự chống đối có ý nghĩa nào.
Năm 2006, các nhà hoạt động cùng nhau thành lập Khối 8406, một liên minh tập trung vào một tuyên ngôn kêu gọi cải cách dân chủ và được cho là phong trào ủng hộ dân chủ đầu tiên của đất nước.
Nó tồn tại chỉ trong vài tháng nhưng đại diện cho một xu hướng rộng lớn hơn: Các cá nhân và các nhóm nhỏ khác nhau đã tham gia cùng nhau để tạo thành các tổ chức phân cấp, rộng lớn hơn. Hai công đoàn độc lập đầu tiên của đất nước được thành lập cùng năm. Các nhà báo độc lập và các blogger cũng thành lập các hội nhóm.
Do vậy, hoạt động đã chuyển từ cá nhân sang cộng đồng, một vấn đề đối với nhà cầm quyền cộng sản vì họ có thể dễ dàng chọn ra các nhà hoạt động bị cô lập hơn. Nỗ lực thành lập các liên minh này đã thất bại vào năm 2006, phần lớn là do sự đàn áp. Nhưng chúng lại mọc lên nhiều năm sau đó, chẳng hạn như khi những người sáng lập Khối 8406, thành lập Hội Anh em Dân chủ vào năm 2013, một lần nữa đã bị dập tắt, nhưng đó là thông điệp bị mắc kẹt.
Ngay sau khi ông giúp thành lập Hội Anh em Dân chủ, ông Nguyễn Văn Đài, một luật sư bất đồng chính kiến hiện đang sống lưu vong, tuyên bố rằng, các phong trào ở Việt Nam “chỉ dựa trên cá nhân” và “không có sự phối hợp. Đó là lý do tại sao họ yếu“. Ông nói tiếp: “Đã đến lúc các nhà hoạt động dân chủ trong nước tập hợp lại để thảo luận và tìm ra con đường ngắn nhất cho nền dân chủ ở Việt Nam“.
Chu kỳ lặp lại. Đối với chính quyền cộng sản, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức XHDS mới đặt ra một mối đe dọa tương tự đối với quyền lực của họ như các liên minh dân chủ và vận động trong quá khứ: Mọi người tụ họp, trò chuyện và vận động trong những không gian mới, không rõ ràng không do Đảng Cộng sản kiểm soát.
Nhưng một lần nữa các nhà chức trách phản công lại, bằng cách sử dụng các luật không được xác định rõ ràng để giải quyết các vấn đề nghĩa vụ tài chính và thuế má của các nhóm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.