Sư bắt vong phải sám hối đại tăng và thầy giáo giới là… Sư giải hạn
Vũ Viết Tuân
Hòa Thượng Thích Thanh Quyết.
Chiều qua (26/3), sau mấy tiếng họp kín, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận, việc thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng của đại đức Thích Trúc Thái Minh không đúng nghi lễ Phật giáo truyền thống.
Sư Minh phải chịu trách nhiệm vì để phật tử Phạm Thị Yến (pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán), chủ nhiệm CLB Cúc Vàng đăng đàn thuyết pháp về thỉnh vong.
Giáo hội còn nhận định, sư Minh đã vi phạm Hiến chương, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội và Tăng đoàn.
Vì vậy, Giáo hội đình chỉ tất cả các chức vụ của sư Minh tại Giáo hôị. Cụ thể đó là ủy viên dự khuyết Ban trị sự và phó Ba truyền thông Giáo hội. Sư Minh phải dám hội tại Đại tăng.
Nhưng sư Minh chưa bị cách chức trụ trì chùa Ba Vàng, con gà đẻ trứng vàng bao năm nay.
Nhưng trớ trêu thay, người được Giáo hội giao trách nhiệm làm thầy giáo giới cho sư Minh theo Luật Phật lại là thượng toạ Thích Thanh Quyết.
Sư Quyết hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội kiêm trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội, với nhiều phát ngôn gây bão mạng.
Nhưng quan trọng hơn, ông đồng thời là trụ trì chùa Phúc Khánh, Yên Tử, Non Nước…
Trong ba ngôi chùa ấy, thì Phúc Khánh năm nào cũng gây tai tiếng nhất. Mỗi dịp đầu năm là hàng nghìn, hàng vạn người lại lũ lượt đội mưa gió, bất chấp sáng tối, đêm hôm để cầu các sư chùa làm lễ "dâng sao, giải hạn".
Năm naò báo chí cũng phỏng vấn chức sắc Giáo hội và nhà nghiên cứu tôn giáo nói đi nói lại dâng sao giải hạn có nguồn gốc từ Đạo giáo, không có trong truyền thống Phật giáo.
Thế nhưng việc dâng sao, giải hạn ở chùa Phúc Khánh vẫn diễn ra như chưa ai nói gì, biết bao năm rồi. Có năm, vì người dân khốn khó, thiếu 50.000 đồng, cũng bị nhà chùa từ chối dâng sao.
Nên sư Quyết được giao trách nhiệm làm người giáo giới sư Minh như câu chuyện bi hài kinh điển của xã hội Việt Nam đương đại. Một người làm CEO dâng sao và người làm CEO thỉnh vong. Rồi sẽ thế nào? So về trình CEO thì chưa biết ai làm thầy ai ấy chứ.
Sao thỉnh vong bị Giáo hội dẹp còn dâng sao lại vẫn để tồn tại đầy tai tiếng như vậy, lại ở nơi được coi là “tổ đình”, toạ giữa trung tâm thủ đô. Giáo hội đã quyết dẹp thỉnh vong thì cũng nên dẹp dâng sao.
Vụ Ba Vàng, rồi sẽ qua. Việc thỉnh vong ở đây có thể sẽ bị chấm dứt, hoặc biến tướng theo một cách khác để tồn tại. Nhưng trên đất nước vẫn còn biết bao những chùa Ba Vàng khác, không bằng cách này thì cách khác, trụ lợi từ người dân.
Nên mình mong rằng, qua những vụ việc thế này, bọn mình luôn cố gắng tìm những tiếng nói phản biện, sau mỗi bài báo, để có thể phần nào đánh thức mọi người. Vẫn biết tín ngưỡng và tâm linh là quyền và nhu cầu của mỗi người. Nhưng đừng để ai đó lợi dụng, biến thành niềm tin mù quáng, rồi tiền mất, tật mang.
Mình ít khi đến chùa, nhưng nghĩ đến đó là để được bước vào không gian của sự thanh tịnh, cho mình tĩnh tâm ngẫm lại những việc đã làm, những lỗi lầm cần sửa. Chứ chẳng mong cầu gì. Vậy thôi.
Chứ như hôm ở chùa Ba Vàng, mình thấy người dân, phật tử nào gặp các sư cũng cúi gập người từ xa, để chào. Vừa thương vừa trách. Dân mình cứ khổ mãi.
Nhà chùa cũng biết đùa
Sư bắt vong phải sám hối đại tăng và thầy giáo giới là Sư giải hạn. Từ qua đến nay cười không ngậm được mỏ.
Mà cái này hình như cũng có cái nghiệp kiếp trước thì phải.
Sư giải hạn từng phát ngôn lừng danh về “cái đuôi” của thị trường, giờ gặp sư xuất thân ĐH Kinh tế quốc dân thì không khéo lại mấy con bò phải mổ. Ít nhất ở “bài” Ba Vàng thì cho phép mặc cả, nhưng là từ 2 tỉ xuống còn 60 triệu, còn Phúc Khánh gắn đuôi thì “không cho thiếu 50k” chỉ để lấy được 150k.
Hóa ra nhà chùa cũng khéo đùa đấy chứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.