Ngụy Biện Về Vai Trò Lãnh Đạo Của Đảng Cộng Sản
Một trong những lập luận nguỵ biện nhất về vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước từ năm 1945 đến nay là sự lãnh đạo đó do "lịch sử lựa chọn".
Nó nguỵ biện vì những lẽ sau đây:
1) Sự lựa chọn một đảng cầm quyền phải do dân chúng thực hiện bằng lá phiếu thực sự của mình, chứ không phải là "lịch sử" mơ hồ trong một quan niệm trừu tượng.
2) Kể cả thời kỳ chiến tranh, mọi lựa chọn của "lịch sử" (nếu có) phải thông qua bầu cử công bằng và tự do, chứ không phải bầu cử giả hiệu và lừa đảo.
3) "Lịch sử" trong lập luận nguỵ biện được quan niệm theo kiểu là ông trời chung chung, và việc lựa chọn ĐCSVN tương tự như ông trời từng chọn các dòng họ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn thay nhau trị vì đất nước, trong đó các ông vua là Thiên Tử.
4) Giả sử "lịch sử" đã chọn ĐCSVN lãnh đạo đất nước, chẳng lẽ chỉ chọn một lần rồi thôi, không cần chọn lại?
5) Xã hội Việt Nam những năm 1945, 1954 và 1975 hoàn toàn khác xa ngày nay, chẳng lẽ vai trò được "lựa chọn" ở những thời điểm đó mặc nhiên có giá trị áp dụng cả cho thời hiện đại, khi những vấn đề và giải pháp dành cho chúng ở xã hội cũ đã không còn hiện hữu và hữu hiệu trong xã hội bây giờ?
6) Dân số Việt Nam vào những năm 1945, 1954 và 1975 hãy còn khá ít so với dân số ngày nay, vậy bao nhiêu người sống tại các thời điểm đó, cho là đã đại diện "lịch sử" lựa chọn ĐCSVN, vẫn còn sống đến ngày nay để mặc nhiên tiếp tục sự lựa chọn cũ đó? Còn những người sinh sau đó thì sao, chẳng lẽ "lịch sử" đương nhiên bao gồm cả họ và ngày càng phình to vô tội vạ?
7) Sự lựa chọn của "lịch sử" phải chăng hoàn toàn tự nguyện, mà không có sự cưỡng đoạt công lao hoặc hành động gian trá của nhóm người "được chọn" đối với các nhóm khác và toàn thể dân chúng?
Khi phải dùng đến lập luận nguỵ biện để lấp liếm cho qua về vai trò lãnh đạo độc tôn của mình trong thời đại ngày nay, ĐCSVN tự ý thức rõ tính chính danh của mình đã không còn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.