Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Suy ngẫm những ngày đầu năm

Suy ngẫm những ngày đầu năm

bauxitevnFri 5:08 PM

Ngụy Hữu Tâm
Tháng giêng Âm lịch theo truyền thống vốn là tháng ăn chơi, bạn bè giàu sang đi chơi từ trong Tết tới giờ. Chẳng có tiền đi du lịchdẫu chỉ là du lịch trong nước, nên nhân thể đi thăm thú bạn bè cũ mà cả năm không có dịp gặp, rồi về nhà ngồi ôn lại kỷ niệm xưa viết bài này mong nó biết đâu cũng có ích cho mọi người -nhưng chi ít thì cũng cho các bạn trẻ vốn ít trải nghiệm. Mùa Xuân lẽ ra phải nói chuyện vui, xin lỗi bạn đọc vì nói chuyện buồn.
Năm con khỉ vừa trôi qua rồi năm con gà mới đến, với biết bao nhiêu sự kiện động trời, nào ông tỷ phú Donald Trump lên ngôi Tổng thống bên Hoa kỳ làm cho cả thế giới phải bàng hoàng, phong trào dân túy xảy ra và lớn lên khá nhanh trên toàn thế giới, EU với Brexit cũng là hệ lụy của toàn cầu hóa quá nhanh, Putin sau vụ cưỡng chiếm bán đảo Crim, chiến tranh Ucraina, đang lên như diều gặp gió: tham chiến và khá thành công ở Syria, để nâng vai trò Nga trên trường quốc tế tới mức dám can thiệp cả vào cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, rồi Bắc Hàn thử tên thành công tên lửa đạn đạo, làm không chỉ Nhật, Hàn lo mà đến cả Mỹ chắc cũng chẳng yên, và cả Nga-Trung nữa thì sao...

Mấy ông bạn già chúng tôi, khóa 9, 1964-1968, Khoa Vật Lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội, gặp mặt nhau sau Tết - cả năm không gặp vì ai cũng có việc riêng cả. Vì tuy về hưu trên chục năm nay, nhưng người thì bận cháu chắt, người bận việc phường xã, nhưng số đông vẫn làm chuyên môn hay nói rộng ra là hoạt động công ích trện nèn tảng những kinh nghiệm mình đã thu được khi mình đang làm cho nhà nước. Thời ấy làm gì có khái niệm công ty tư nhân, để những người trẻ mới ra trường đắn đo làm ‘nhà nước’ hay ‘tư nhân’? Dẫu sao - ơn Bác ơn Đảng, nhưng trước hết nhờ ơn thầy, cô và toàn thể cán bộ công nhân viên, nhưng đặc biệt là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - mà anh chị em gần 60 người chúng tôi đã nên người và cho đến khi về hưu trên chục năm trước đây, đã có những vi trí xã hội nhất định, nên sau khi nghỉ hầu như đều hoạt động xã hội cả. người tiếp tục giảng dạy ở trường đại học, dù ‘công’ hay ‘tư’, người tiếp tục nghiên cứu khoa học ở một viện hay cơ sở nghiên cứu nào đó, nhưng khá đông chuyển sang viết sách, báo trong đó có nhiều bạn khá thành công, theo xu hướng chung - các nhà vật lý khi về già đều hướng về... tư duy triết học. 
Ngẫm suy đến những thành tựu mình đã đạt, chúng tôi mới nảy ra ý định cả lớp - gần 60 người ấy, dù rải rác khắp nơi trong Nam ngoài Bắc - chung nhau viết một cuốn hồi ký, hay chuyện ấy khó quá, thì kỷ yếu vậy, nhân năm tới kỷ niệm 60 năm, nửa thế kỷ chứ ít gì? để trước hết cám ơn thầy, cô - nhưng cũng để con cháu sau này biết ông bà, cụ kỵ chúng đã sống và học tập thế nào ở một trong những thời kỳ cam go nhất của đất nước. Chuyện đầu cứ tưởng dễ nào cũng khó ra trò, cuốn sách do gần 60 người viết chư có phải là của một tác giả đâu cơ chứ. Mà lại toàn những người tốt nghiệp đại học, lại rất sang trọng là ngành Lý, Đại học Tổng hợp, mà hầu hết đều cũng đã có viết lách ít nhiều, đều ra vài cuốn sách cả rồi -trong đó có anh bạn rất nổi tiếng, từng được giải thưởng khá uy tín. Nói nổi tiếng thì cũng phải nhắc tới các bạn tốt nghiệp Vật lý Hạt nhân từng nhiều lần đi tu nghiệp ở không những chỉ Dubna mà từ đó còn vươn ra khắp thế giới như VKT, NP, hay anh bạn NKB, cũng tốt nghiệp Vật lý Hạt nhân nhưng thay vì đi chu du khắp thế giới, lại đã tham gia chiến dịch đánh chiếm Thành cổ Quảng Trị cùng với con trai út nguyên TBT TC. Thế mới thấy, việc thống nhất khó ra trò, mà đấy mới nói đến ý tưởng, chứ chưa hề nói tới hành động cụ thể đâu nhé. 
May quá, thế rồi chúng tôi cũng thống nhất được, sau cả tiếng đồng hồ thảo luận căng thẳng. Rồi một bạn mới nảy ra sáng kiến ngày xuân đi chơi... thì đi thăm anh bạn cũ cùng lớp - riêng với cá nhân tôi lai là bạn cùng cơ quan cũ nữa cơ, cùng một viện tuy viện đó là cơ quan ngang bộ là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong khi hầu hết lớp chúng tôi khá là thành đạt, dù đất nước rất khó khăn nhưng nhìn chung cuộc sống vẫn đầy đủ, nếu chẳng thể nói sung túc nhưng dẫu sao bao giờ cũng... hơn người, dù nói ra như vậy có hơi khoe khoang đấy, nhưng dẫu sao vẫn là sự thật, mà dân Vật lý chúng tôi vốn không biết nói... dối. 
Thế là chúng tôi nhanh chóng đi đến thống nhất - chứ không khó khăn như dự án viết kỷ yếu, vì dẫu sao thì viết kỷ yếu cho số đông người cũng là công việc phức tạp mà chuyện bếp núc không phải lúc nào cũng tiện nói ra và không đâu giống đâu. Hẹn ngay ngày mai - hôm nay chiều đã muộn rồi, mà chiều đầu xuân tối sớm. Nhà anh bạn lại xa, mãi tít trên khu Ciputra cơ! Tuy anh chẳng giàu có gì, nếu không muốn nói thuộc diện ‘nghèo’ trong lớp, nhưng ngay từ trước dẫu có đi PTS Liên Xô về thì tuy có khá hơn người chút đỉnh nhưng cũng còn lâu mới thuộc diện giàu, và tính rất ngay thẳng, mà người ngay thẳng ở bất cứ xã hội nào cũng - nếu không nghèo thì cũng không thể thuộc diện giàu được! Việc anh có nhà ở khu Ciputra hoàn toàn chỉ do sự khéo léo vun vén của chị Hương vợ anh, điều đó dễ chứng minh vì chúng tôi cũng đã đến thăm anh chị nhiều lần - con gái Hà Thành gốc mà! 
Bởi lẽ khu Ciputra ở khá xa trung tâm thành phố - chi ít cũng trên 10 km, nên loay hoay mãi tôi mới tới được dù năm nào cũng có ghé thăm anh chị. Chậm cả tiếng đồng hồ so với mọi người vì cách bố trí cũng hơi rối rắm vì lẫn khu biệt thự với khu tái định cư, có đến 4 cái nhà cao tầng A1 đến A4, lại đặt xa nhau với đường một chiều, đường vòng lắt léo, nhưng trước hết là mình đã già, quá khó khăn với kiến trúc hiện đại, chứ chưa nói đến phải sử dụng cái smartphone‘dỏm’ do cậu con trai mới tặng bố dịp Tết - quá ư rắc rối cái công nghệ cảm ứng và nhiều nút ấn như thế này. 
Nhưng rồi thì cái kỹ thuật hiện đại đó cũng phải phục vụ tốt cho con người chứ, dù có khó khăn đến mấy - mà cũng tại chính mình cả thôi - cuối cùng thì tôi cũng đã ngồi trên căn hộ đầy đủ tiện nghi hiện đại này, trên tầng 12 thoáng mát nhìn thẳng ra Hồ Tây sáng loáng lăn tăn sóng... và xa xa, trung tâm Hà Nội với tháp đôi EVN và các khách sạn 5 sao... Nhưng cái sang trọng của cảnh vật bên ngoài và căn hộ tiện nghi hiện đại đó sao mà tương phản với người chủ của nó đến thế... 
Anh bạn ĐVR của chúng tôi về hưu bây giờ là 13 năm, nhưng với tiến bộ đến chóng mặt của y học, anh em chúng tôi nói chung đều còn khá là khỏe mạnh, thế mà anh đã nằm đó, chân tay khẳng khiu, cứng đơ đang giương lên trời, đôi mắt vô hồn chớp chớp. Anh đã mổ ung thư rồi phải nằm bất động mấy năm nay thì chúng tôi vốn cũng đã biết, nhưng ung thư ngày nay đâu còn là bệnh nan y đến thế. Nhưng chị Hương báo là anh nay lại mắc thêm căn bệnh Parkinson thể cứng chứ không phải thể rung nên mới thế. 
Hè đến thăm anh còn nhận ra chúng tôi, nay thì hết rồi, với Parkinson thì cũng như Alzheimer, những căn bệnh não không chữa được của tuổi già, thì “sinh lão bệnh tử”, ngày “về với cát bụi” chẳng còn xa nữa... 
Chúng tôi bùi ngùi về số phận con người. Nhưng cứ suy nghĩ mãi, ai cũng vậy thôi, nhưng với anh bạn ĐVR và gia đình anh, cuộc đời sao mà nghiệt ngã! 
Gốc Nam Định, cái vùng cổ châu thổ sông Hồng vốn chăm chỉ và thông minh nổi tiếng, xuất thân gia đình Nho học, lại có nghề thuốc, anh vốn là sinh viên hiền lành và giỏi giang, cũng đã từng làm tổ trưởng tổ Quang phổ Lớp Lý Khóa 9 chúng tôi. 
Tốt nghiệp loại giỏi, anh về Nhóm Quang phổ chúng tôi lúc đó do Anh Phạm Hùng Phi vừa từ Léningrad về làm nhóm trưởng, cùng với 2 nhóm Hạt nhân và Chất rắn thuộc Viện NIKI làm nền tảng cho Viện Vật Lý, rồi sau này là Viện Khoa học Việt Nam và nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, “nhà trẻ Trung ương” như mọi người thời đó hay gọi. “Vang bóng một thời” mà. 
Chỉ công tác ít năm, anh được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Đúng hạn 4 năm kể cả học tiếng, anh tốt nghiệp PTS trở về lại cơ quan cũ là Viện Vật Lý, những tưởng con đường công danh rộng mở vì đất nước nay đã hòa bình đang ‘xây dựng chủ nghĩa xã hội’ với ‘tương lai tươi đẹp’... 
Đó là những năm đầy khó khăn của đất nước sau chiến tranh... 
Thế nhưng cuộc đời chẳng đơn giản đến thế. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô, anh đã làm một việc nay là đơn giản nhưng thời đó ngang tội phạm, mà tội để dố không xử mới nguy hiểm. Vốn từ Nhóm Quang phổ ra đi, đấy là nhà nước muốn anh nghiên cứu về ngành Quang rồi về nước phục vụ theo hướng đó, nay anh lại thích hướng nghiên cứu về Chất rắn - lúc đó cũng đang rất phát triển -hơn và đã chuyển sang hướng đó. Khi về lại Viện, Viện trưởng bắt anh phải về lại Phòng Quang phổ, nhưng như thế là trái nghề, anh nhất quyết không chịu. Xin chuyển sang cơ quan cũ, Viện trưởng không đồng ý, thế là anh cứ ‘ngồi chơi xơi nước’ như vậy cho đến khi ‘về hiu’. 
Chị Hương kể chúng tôi nghe, Viện trưởng bảo: “chúng tôi cử anh đi học để về làm việc đó mà anh không làm thì trách nhiệm thuộc về anh, anh đừng trách chúng tôi”. Không ai có thể trách Viện trưởng cũ cả. 
Thế là cuộc đời một con người hiền tài đã hết, anh lai rai sống cho đến khi ‘về hiu’. 
Cơ chế nó là như vậy. Cũng không thể trách cứ gì ông Viện trưởng đó được. 
Kể câu chuyện buồn đó ra đây, tôi nghĩ bạn đọc đã hiểu ra tôi muốn nói gì... 
Lỗi thuộc về cơ chế hay thể chế, hay chế độ thì cũng vậy, và vì sao phải thay đổi nó? Vì nó phi nhân tính đến vậy. Thế nhưng nhóm lợi íchmuốn giữ nó. Duy nhất chỉ vì nó gắn với quyền lợi của họ. Thế nên cứ bảo anh L. lú. Anh ấy chẳng lú đến thế đâu. Cũng cùng tuổi anh bạn ĐVR, cùng tuổi tôi đấy, mà cao tuổi cũng cao kiến cơ mà. Chẳng lẽ anh ấy tham đến thế? Mà đã tham thì sau này chắc gì đã còn một cái cống mà chui? 
Càng thương anh bạn ĐVR, tôi càng căm ghét lũ quan tham bán nước
Năm nay, với những chuyển biến ghê gớm trên toàn thế giới, đã chín muồi để thay đổi đất nước rồi đấy! Thời hạn nửa nhiệm kỳ cũng sắp hết rồi! 
Để biết đâu anh bạn ĐVR lại còn sống được những ngày cuối đời ở một nước Việt Nam mới, thật sự Dân chủ! 
N.H.T.
Tác giả gửi BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.