Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Xe thiết giáp Trung Quốc thị uy trên đường phố Hồng Kông

Xe thiết giáp Trung Quốc thị uy trên đường phố Hồng Kông


Biểu tượng của quân đội Trung Quốc tại trung tâm thương mại Hồng Kông, ngày 01/08/2014.
Biểu tượng của quân đội Trung Quốc tại trung tâm thương mại Hồng Kông, ngày 01/08/2014.
REUTERS/Tyrone Siu

Mai Vân
Người dân Hồng Kông vào hôm nay 29/08/2014 đã bị chấn động mạnh khi biết tin là quân đội Trung Quốc đã cho xe bọc thép di chuyển trên đường phố ngay tại khu vực trung tâm thành phố. Phong trào đòi dân chủ tố cáo một hành vi « phô trương lực lượng » trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra.

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn báo Hồng Kông Apple Daily hôm nay, cho biết là đã có ít nhất 4 chiếc xe bọc thép của quân đội Trung Quốc di chuyển vào sáng sớm hôm qua, 28/08, trên các con phố lớn ở khu Cửu Long/Kowloon. Những hình ảnh truyền trên mạng Twitter cho thấy là bên trên những chiếc xe này đều có ổ súng đại liên.
Phe đòi dân chủ ở Hồng Kông hôm nay tố cáo một sự phô trương lực lượng nhằm hù dọa người Hồng Kông. Trả lời hãng tin Pháp, nữ dân biểu Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) giải thích : « Đây là một sự hù dọa người dân Hồng Kông đang chuẩn bị các hành động ‘bất phục tùng dân sự’ trên quy mô lớn ».
Phong trào dân chủ Hồng Kồng tiếp tục đối đầu với Bắc Kinh trên thể thức bầu lãnh đạo thuộc địa cũ của Anh, với viễn ảnh cuộc bầu cử lãnh đạo mới năm 2017.
Họ muốn lãnh đạo Hồng Kông phải được chọn theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp thực thụ, không chọn lọc trước ứng của viên. Bắc Kinh công nhận thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng cho rằng chỉ những người "yêu nước" mới được phép ứng cử, điều mà giới dân chủ Hồng Kông không chấp nhận.
Đến nay thì lãnh đạo Hồng Kông được một Ủy ban thân Bắc Kinh bình chọn.
Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc xem xét vào tuần này báo cáo trên vấn đề này do chính lãnh đạo Hồng Kông đệ trình. Một cuộc biểu tình lớn đuợc dự kiến tại Hồng Kông vào ngày Chủ nhật 31/08 nhân cuộc họp của Ủy ban nói trên.
TAGS: CHÂU Á - TRUNG QUỐC - HỒNG KÔNG - QUÂN ĐỘI - TRẤN ÁP -DÂN CHỦ

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Người Việt Không Xấu…

Người Việt Không Xấu…
Alan Phan
nghèo và xấu
14 Aug 2014
Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải.  Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.
Trước hết, xấu xí là một tĩnh từ chung chung, nhất là khi nói về con người. Người này có ngoại hình xấu, cô này nhiều tật xấu, anh này thích chơi xấu, thằng bé này xấu ăn, bà lão kia đang  “làm” xấu…và tất cả điều đó cũng không bầy tỏ điều gì rõ ràng lắm.
Ngay cả ngoại hình. Cô người mẫu có khuôn mặt hơi xấu (theo định giá chủ quan) nhưng với một bầu sữa tốt thì cũng có thể nổi tiếng với rất nhiều giới trẻ đang dư thừa hormone. Tôi quen biết một phụ nữ giàu đẹp quý phái học thức ở Mexico. Khi cô lấy chồng, cả gia đình bạn bè đều chê là mắt mũi cô để đâu mà ôm phải một ông “xấu đau xấu đớn”; nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau hơn 15 năm. Theo định nghĩa về ngoại hình xấu xí của tôi, người đàn bà chỉ thực là xấu xí nếu sáng tôi ngủ dậy cùng nàng, nhìn nàng qua ánh sáng đầu ngày và chỉ muốn lấy một khẩu súng bắn vào đầu mình cho đỡ ngu và bớt hổ thẹn.
Trong đời, tôi đã có vài lần muốn tự tử kiểu đó, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam. Như vậy, tôi tin chắc rằng ít nhất phụ nữ Việt không “xấu”.
Còn về tính xấu nói chung của người Việt? Những từ ngữ thông dụng nhất là lưu manh vặt, tham lam, ăn cắp, chật hẹp, dối trá, thích xin xỏ, ỷ lại, lười biếng, tự ti và tự tôn lẫn lộn. Cụ Tản Đà (1927) thì chê là quan bất nghĩa vô lương, còn dân thì ngu hơn lợn nên bị hút máu. Cụ Phan Khôi (1929) thì nói các sĩ phu ảo tưởng thoái hóa cho mình là Thượng Đế. Còn cụ Lương Thiệp (1944) thì kết luận là Nho sĩ do Trung Quốc đào tạo thì trì trệ, bất lực, hèn kém.
Ngày hôm nay, trên mạng lề phải, không thiếu những câu chuyện và lý do để “tự hào dân tộc” từ bóng đá đến siêu mẫu bị lộ hàng; còn mạng lề trái thì đủ chuyện để làm chúng ta xấu hổ: ăn cắp ở Nhật Bản, ăn tham ở Thái Lan; lưởng gạt ở Mỹ…và ăn rồi chạy ở Việt Nam (hay hạ cánh ở ẩn trong an toàn với biệt thự giá rẻ nhất là vài chục tỷ).
Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo.
Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình.
Nghèo đến độ phải dựng tượng thánh cho những tay bịp bợm quốc tế hay dùng một cuốn sách từ thế kỷ 18 làm kim chỉ nam cho thời đại Internet. Phải ôm chân khóc lóc xin xỏ đủ chuyện từ những ông chồng vũ phu, bần tiện, chuyên lợi dụng…vì bỏ ông thì mất sổ hưu?
Rồi đến những cái nghèo về văn hóa, đạo đức. Hoặc cái nghèo về kiến thức, tư duy. Nghèo về quan hệ gia đình và xã hội. Nghèo khi hành xử theo các thói quen xấu của thế kỷ 19 ở thế kỷ 21. Luôn luôn có những lý giải, biện luận, bào chữa; nhưng tất cả chỉ chứng minh thêm cho một cái nghèo khác cũng khủng khiếp: nghèo về tinh thần, về sự tha hóa dối trá không phương cứu chữa.
Một ông du học sinh (ông khoe vậy) chê là đời sống ở Mỹ như “tù khổ sai”, làm việc quần quật suốt ngày. Ông kết luận là ông và người Việt, dân chủ, à quên, “hạnh phúc” gấp trăm lần bọn tư bản giẫy chết. Dĩ nhiên, một bà già bán vé số ở Việt Nam sẽ hạnh phúc vô cùng, nếu bà có một người con “làm tù khổ sai” gởi tiền về tiếp tế mỗi tháng. Và chắc ông này cũng không biết các lao động Việt trong những khu công nghiệp phải “khổ sai” như thế nào mỗi ngày? Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại.
Một vài bạn phản biện cho rằng vào thời bao cấp ngoài Bắc, chúng ta đâu có văn hóa chụp giựt như ngày nay? Suy cho kỹ, trong một xã hội chỉ đi xe đạp và ăn bo bo thì cũng không có nhiều thứ để chụp giựt. Tuy tôi không sống qua môi trường này (thank God), tôi vẫn đọc rất nhiều hồi ức từ các nhà văn, các học giả…về một xã hội dối trá, trên lạy dưới đạp, tham nhũng tem phiếu thực phẩm…chỉ đáng vài xu. Chắc họ hoang tưởng hết?
Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Điều khó hiểu nhất với tôi là chúng ta không sống trong hang động thời đồ đá mà tại một thế giới nơi kiến thức toàn cầu tụ tập gần như miễn phí với dấu bấm Google. Các nguyên tắc và hành xử văn minh văn hóa được nhắc nhở liên tục qua những kênh thông tin tự do. Ngoài tiền bạc, tại sao chúng ta phải chứng kiến cái nghèo tàn mạt về kiến thức, văn minh, nhân cách và tinh thần?
Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí.
Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?
Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?
Alan Phan

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng kêu gọi uống bia

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng kêu gọi uống bia

Theo công văn, trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường cũng vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị; các tổ chức chính trị xã hội và các hội doanh nghiệp trên địa bàn chung tay góp sức hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida.
Theo công văn, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và người dân đồng hành cùng doanh nghiệp bằng việc ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Vida. 
Trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh như các loại bia trên.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng kêu gọi uống bia
Công văn này cũng giao các cơ quan khối tuyên truyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội doanh nghiệp... tích cực vận động các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn ưu tiên giới thiệu, mời gọi và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bia sản xuất trong tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm của nhà sản xuất đến với khách hàng, du khách…
Đồng thời giao các sở, ban ngành… hằng tháng, hằng quý, hằng năm phải báo cáo tình hình thực hiện việc này về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương tỉnh Nghệ An).
Theo Đắc Lam/Pháp Luật TP.HCM

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

“Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào?

“Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào?


Theo:VnEconomy

“Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”...

“Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào?
Phiến quân Hồi giáo hiện đang nắm trong tay một khu vực thuộc lãnh thổ Iraq và Syria lớn hơn cả diện tích nước Anh - Ảnh: Bloomberg/AP.

Dùng nỗi sợ hãi để kiểm soát một dân số lớn và có khả năng tự cung cấp tài chính trên quy mô không hề nhỏ, Nhà nước Hồi giáo - nhóm khủng bố thực hiện vụ hành hình nhà báo người Mỹ James Foley mới đây - được hãng tin Bloomberg ví như quân Taliban sở hữu những mỏ dầu.

Phiến quân Hồi giáo hiện đang nắm trong tay một khu vực thuộc lãnh thổ Iraq và Syria lớn hơn cả diện tích nước Anh. Theo giới chức tình báo Mỹ và các chuyên gia về tài chính chống khủng bố, lực lượng này có khả năng huy động hơn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ nguồn thu từ bán dầu, tống tiền, thuế và buôn lậu.

Không giống như các nhóm cực đoan khác phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ nước ngoài - những nguồn tiền có thể bị lệnh trừng phạt, các nỗ lực ngoại giao hay thực thi pháp luật làm cạn kiệt bất kỳ lúc nào - nguồn thu chính của Nhà nước Hồi giáo là nguồn thu tại chỗ. Và điều này đang đặt ra một thách thức “có một không hai” đối với những chính phủ đang tìm cách ngăn chặn và làm suy yếu khả năng của lực lượng này trong việc thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.

“Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”, ông Matthew Levitt, một cựu chuyên gia tình báo thuộc Bộ Tài chính Mỹ, đánh giá. “Chúng không bị ràng buộc bởi hệ thống tài chính quốc tế, và bởi thế không dễ bị ảnh hưởng” bởi các lệnh trừng phạt hay luật chống rửa tiền.

Ngược lại, thủ lĩnh nhóm al-Qaeda trước đây, trùm khủng bố Osama bin Laden, xuất thân từ một gia đình giàu có mà được hậu thuẫn bởi một lực lượng đông đảo ở nước ngoài. Các nguồn tài trợ cho bin Laden về sau đã bị siết chặt do hoạt động của các lực lượng tình báo phương Tây.

Theo ông Patrick Johnston, một chuyên gia về chống khủng bố thuộc công ty Rand Corp., Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền chủ yếu, không hẳn là hoàn toàn, tại chỗ. Một quan chức tình báo Mỹ đề nghị giấu tên khẳng định, số tiền mà nhóm này có được từ các nhà tài trợ bên ngoài không thấm vào đâu so với khoản thu nhập từ cướp bóc, tống tiền, buôn lậu…

al-Qaeda và các nhóm khác bị Mỹ cho là khủng bố như Hezbollah, Hamas… từ lâu phụ thuộc chính vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy vậy, các nhóm phiến quân “tự kiếm tiền” như Nhà nước Hồi giáo không phải là mới. Chẳng hạn, quân Taliban ở Afghanistan buôn lậu thuốc phiện, các loại khoáng sản và gỗ; nhóm Abu Sayyaf ở Philippines hay al-Qaeda ở Yemen và Bắc Phi cũng kiếm nhiều triệu USD bằng các hoạt động bắt cóc tống tiền… Không có nhiều số liệu đáng tin cậy, nhưng  một báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, riêng trong năm 2011, Taliban đã “đút túi” 400 triệu USD nhờ các khoản thuế địa phương, tài trợ, cướp bóc…

Các nguồn thu mà Nhà nước Hồi giáo có được nhờ quyền kiểm soát của nhóm này đối với một vùng đất rộng lớn giàu dầu lửa và quyền tiếp cận với các khoản thuế địa phương khiến nhóm này có thu nhập “khủng” hơn các nhóm khác.

Theo ông Luay al-Khatteeb, một chuyện gia của viện nghiên cứu Brookings Institution, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát 7 mỏ dầu và 2 nhà máy lọc dầu ở miền Bắc Iraq, 6/10 mỏ dầu ở Đông Syria. Với nguồn dầu thô có được, Nhà nước Hồi giáo bán ra với giá 25-60 USD/thùng. Mức giá “rẻ bèo” so với giá thị trường này phản ánh rủi ro lớn mà những tay buôn lậu trung gian phải đối mặt khi giao dịch với các phần tử khủng bố. Hiện giá dầu thô Brent tại thị trường London là hơn 102 USD/thùng.

Theo những thông tin mà ông al-Khatteeb có được, các mỏ dầu ở Iraq mà Nhà nước Hồi giáo kiểm soát có khả năng cho sản lượng 80.000 thùng mỗi ngày, và hiện tốc độ khai thác đang ở mức khoảng một nửa con số này. Theo vị chuyên gia, Nhà nước Hồi giáo đang kiếm mỗi ngày khoảng 2 triệu USD từ bán dầu, và số tiền này có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng.

Giới chức tình báo Mỹ nhận định, một chiến địa tài chính quan trọng của Nhà nước Hồi giáo là nhà máy lọc dầu Baiji ở Bắc Iraq. Đây là nhà máy sản xuất gần 1/3 tổng sản lượng dầu của nước này. Nhà máy Baiji đã bị đóng cửa từ tháng 6 do bị những kẻ cực đoan tấn công và hiện vẫn là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng cực đoan và quân chính phủ.

Ông al-Khateeb nói, nguồn thu từ dầu lửa sẽ “duy trì hoạt động của cỗ máy chiến tranh” tại khu vực mà Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ ở Iraq và Syria, đồng thời phục vụ cho việc tuyển mộ thêm binh sỹ của lực lượng này. 

Tuy vậy, ông Robin Mills, một chuyên gia của công ty tư vấn Manaar Energy Consulting and Project Management có trụ sở ở Dubai, nhà chức trách ở Iraq và Syria đã bắt đầu tấn công mạnh vào hoạt động buôn lậu dầu ở khu vực người Kurd, đồng nghĩa với việc nguồn thu từ dầu của Nhà nước Hồi giáo có thể suy giảm trong thời gian tới. 

Khi đó, lực lượng này có thể sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn thu thứ hai là đánh thuế người dân ở những thành phố đông dân trong khu vực mà chúng kiểm soát như Mosul. Bên cạnh đó, các hoạt động cướp nhà băng, “xin đểu”, buôn lậu, bắt cóc đòi tiền chuộc… cũng là một nguồn thu quan trọng khác của Nhà nước Hồi giáo. Một quan chức Mỹ nói rằng, trong mấy năm trở lại đây, nhóm này đã kiếm được 10 triệu USD từ các vụ bắt cóc.

Một số nguồn nói rằng, Nhà nước Hồi giáo hiện đang kiểm soát số tài sản trị giá lên tới 2 tỷ USD. Nhưng chuyên gia Brian Fishman thuộc tổ chức nghiên cứu New America Foundation có trụ sở ở Washington, cũng như nhiều chuyên gia tình báo Mỹ khác, tỏ ra nghi ngờ con số này.

Trên thực tế, ước tính ban đầu sau vụ 11/9/2001 cho rằng al-Qaeda có hàng trăm triệu USD thực ra là “nói quá” về những gì mà bin-Laden có trong tay. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho rằng, al-Qaeda tiêu khoảng 30 triệu USD mỗi năm để duy trì hoạt động trước vụ 11/9, và số tiền này được huy động hoàn toàn thông qua xin tài trợ.

Vụ 11/9 chỉ tiêu tốn của al-Qaeda 1 triệu USD. Bởi vậy, cho dù Nhà nước Hồi giáo chỉ có một phần nhỏ trong số tiền 2 tỷ USD như đồn đoán, và nếu lực lượng này tiếp tục kiếm 1-2 triệu USD mỗi ngày từ bán dầu, thì nguồn tiền đó vẫn là rất dồi dào.

Chuyên gia Fishman nói, sức mạnh của Nhà nước Hồi giáo gắn kết với những vùng đất và tài nguyên mà chúng kiểm soát, cũng như từ dân số mà chúng có thể bóp nặn tiền. “Điều này đồng nghĩa với việc nhóm này sẽ rất vững vàng và sẽ phải mất nhiều thời gian để trấn áp”.

Kỳ lạ: Huyện ra công văn kêu gọi... uống bia


Kỳ lạ: Huyện ra công văn kêu gọi... uống bia 


Thứ tư, 27/08/2014, 10:27 (GMT+7)
Nguồn:khám phá.vn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra công văn yêu cầu đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ sản phẩm bia, nước khoáng...
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra công văn về việc đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ sản phẩm bia Sài Gòn, nước khoáng Sơn Kim tại Kỳ Anh. Công văn được gửi đến chủ tịch UBND các xã – thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, phòng, ban, đơn vị; Chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; Cơ sở kinh doanh karaoke, kinh  doanh ăn uống trên địa bàn huyện.
 - 1
Nội dung công văn được đăng tải trên trang thông tin điện tử huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (Ảnh chụp màn hình)
Trang thông tin điện tử huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (kyanh.gov.vn) đăng tải công khai công văn trên. Theo nội dung công văn được đăng tải ngày 25/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, phòng, ban, đơn vị, UBND các xã – thị trấn: 
“Trong các cuộc Hội thảo, hội nghị, tiếp khách theo quy định phải ưu tiên sử dụng các sản phẩm, đồ uống sản xuất trong tỉnh như: bia Sài Gòn của Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, nước khoáng Sơn Kim… và các sản phẩm khác được sản xuất trên địa bàn tỉnh”.
“Chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh karaoke, sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện Kỳ Anh ưu tiên giới thiệu, mời gọi và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bia Sài Gòn sản xuất tại Hà Tĩnh như: bia lon Sài Sòn 333, bia chai Sài Gòn Lager, Expor…;nước khoáng Sơn Kim tại cơ sở kinh doanh nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng”.
Cuối công văn, Chủ tịch huyện – ông Nguyễn Văn Bổng yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc.
Cũng theo nội dung công văn, mục đích việc kêu gọi trên nhằm để góp phần hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;  đặc biệt là ưu tiên sử dụng các sản phẩm Bia Sài Gòn sản xuất tại Hà Tĩnh, nước khoáng Sơn Kim được tiêu thụ trên địa bàn huyện Kỳ Anh.
Sáng 28/8, trao đổi với phóng viên, ông Lê Trọng Bính - Bí thư Huyện ủy huyện Kỳ Anh xác nhận công văn trên là của UBND huyện. Tuy nhiên do huyện đang có cuộc họp quan trọng nên sẽ trao đổi cụ thể về vấn đề này sau.
 - 2
Trên trang chủ của trang thông tin điện tử huyện Kỳ Anh, logo của hãng bia được lấy làm ảnh đại diện của công văn này (Ảnh chụp màn hình)
Không chỉ đăng tải công văn, trang thông tin điện tử huyện Kỳ Anh cũng xuất bản một số comment của độc giả sau khi đọc công văn trên.
Độc giả có tên Lê Minh bình luận: “Tôi biết đây là một chủ trương đúng đắn của huyện. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Nhưng thiết nghĩ chả nhẽ Huyện chỉ biết đến bia Sài Gòn là sản phẩm của người Việt Nam hay sao, còn những sản phẩm khác như bia Hà Nội là của ai??? Các đồng chí làm ra công văn không cân nhắc, không đọc lấy một từ hay là các đồng chí chỉ biết uống bia Sài Gòn, một hình thức quảng cáo đáng tiền đấy thưa các đồng chí.
Một trang thông tin của huyện cần phải tìm tòi và cơ bản là phải đưa ra một công văn có tính chất tầm cỡ, đừng đưa ra những thông tin này, người ta gọi là tin rác đấy, thưa các đồng chí. Đây chỉ là ý kiến mang tính chất cá nhân nhưng đừng để người dân họ nhìn vào một trang thông tin của huyện như một tờ báo lá cải".

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc. 
-Bùi Kiến Thành
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?

Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?

Cập nhật: 09:35 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014
Cách trích dẫn bình luận về Thủ tướng VN của ông Phạm Chí Dũng bị chất vấn
Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ Bấm“Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.
Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam.
Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”.
Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh.

“Phe lợi ích” sao lại chống “phe bảo thủ” ?

Tôi thất vọng về những nhận xét của anh Phạm Chí Dũng đối với các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước hai tháng nay, nhất là các nội dung trả lời phỏng vấn và viết bài nhận định quan hệ Việt-Mỹ.
Các bài phỏng vấn, bài viết của anh đều mang hơi hướng nói rằng “quan hệ Việt Mỹ xuất hiện những bước tiến mới và xích lại gần nhau lúc này” là do ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ, với những tin tức, sự kiện mơ hồ.
Việc các nhà quan sát bình luận ủng hộ một đảng phái hay một phe nhóm nào đó là việc cá nhân, và người dân chủ cần tôn trọng điều đó.
Tuy nhiên bài viết mới đây của anh thì tôi buộc phải góp ý, vì nó có nhiều thông tin sai lệch quá mức.
Nó xa rời tiêu chí “nhà báo độc lập” vì đưa tin sai sự thật và không khách quan khi nhìn nhận vấn đề.
Trước hết, ở cách đặt vấn đề trong bài viết.
"Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. "
Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể.
Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích.
Phe bảo thủ càng có lợi ích, vì lợi ích sinh ra từ bảo thủ.
Khép kín chính trị không cải cách chính là để giữ lợi ích.
So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ “tốt” do không vì lợi ích.
Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
Phải dùng khái niệm “phe cải cách” và “phe bảo thủ” khi bình luận phe này lấn lướt phe kia thì khách quan và đúng đối tượng hơn.
Khi nói về hai phe đang tranh chấp nhau thì các từ ngữ phải thể hiện được tính đối lập chính thức, không thể đánh tráo được.
Do đó tôi xin phép sửa lại từ ngữ của anh. Sự tranh chấp hiện nay trong đảng là “phe cải cách” và “phe bảo thủ”.
Không có và không bao giờ có “phe lợi ích” nào tranh chấp với “phe bảo thủ” cả. Tôi sẽ dùng từ “phe cải cách” để thay thế cho cụm từ “phe lợi ích” trong lập luận tranh luận ở bài này.
Việc Petrolimex giảm giá xăng theo anh lý luận là do “phe cải cách” sợ chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” sắp diễn ra giống như ông Tập Cận Bình nên phải từ bỏ bớt lợi ích của mình thì tôi cho rằng không phải.
Việc giá xăng giảm, theo tôi đơn giản là nền kinh tế đã quá khủng hoảng về sức mua.
Giá xăng là thành phần quan trọng trong giá cả hàng hóa, giá xăng hạ thì giá hàng hóa có thể giảm xuống, tổng cầu tăng lên, giúp doanh nghiệp bán hàng ra, tổng cầu lên thì kinh tế lên.
Nếu có động cơ chính trị, thì ở đây là phe cải cách muốn ghi điểm và tạo ưu thế trong Đại Hội Đảng 12 sắp đến.

Phe nào thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ?

Anh Phạm Chí Dũng, trong nhiều bài bình luận đều nói rằng do “công của ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ” thì đó là ý của anh và tôi tôn trọng quan điểm đó.
Tuy nhiên tôi chính thức phê phán cái sai của anh khi anh viết rằng “Đại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng” [chú thích của BBC - ông Phạm Chí Dũng đã đề nghị BBC sửa lại chi tiết này ít lâu sau khi bài viết được đăng].
Đây là tin không chính xác. Tất cả các báo chí Việt Nam và nước ngoài lẫn báo của quân đội Mỹ đều nói rằng “ông Dempsey qua Việt Nam theo lời mời của đồng cấp- thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp xã giao Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Ông Phạm Chí Dũng (trái) là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập VN
Bên cạnh đó gặp một thuyền trưởng đánh cá ở Đà Nẵng, Không hề có cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng.
Có nhiều dư luận nói rằng có thể ông Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng “bí mật theo hình thức đi đêm” vì sự vận động của ông Phạm Quang Nghị.
Chuyện này chắc chắn là không có. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ nhằm “mở ngoại giao qua kênh đảng”. Quân đội Mỹ là phi đảng phái, ông Martin Dempsey qua Việt Nam với tư cách đại diện quốc gia, thành viên quân đội và chính phủ Mỹ. Từng hành động, phát ngôn của ông ta sẽ được truyền thông, các nhân viên tình báo các nước chú ý sát sao. Sẽ có một scandal chính trị nếu quan chức cao cấp quân đội Mỹ “đi đêm” với tổng bí thư một đảng, nhất là đảng đó luôn có “phát ngôn phê phán nước Mỹ” lâu nay.
Chính ông Dempsey khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng đã nói “tôi thấy khả quan sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một thuyền trưởng tàu cá ở Đà Nẵng” Thành ra việc anh gán ghép phát biểu lạc quan của ông Dempsey “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ” là do ông Nguyễn Phú Trọng nói “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” lại không đúng.
Ý này là ông Nguyễn Phú Trọng nói khi gặp ông J. McCain, và dư luận nên lưu ý rằng hiện nay, ít nhất là trên danh nghĩa, quan hệ Việt-Trung vẫn là quan hệ anh em.
Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế.
Ông Dempsey cũng nói “Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington (năm 2013) và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc.
"Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam”. Thế là rõ ràng, ông Dempsey giao lưu cùng ông Đỗ Bá Tỵ, quân đội Mỹ hợp tác với quân đội Việt Nam là một nghị trình lâu dài giữa hai bên, chả thấy dính dáng gì vào việc ông Nghị đi Mỹ mới đây cả.
"Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế."
Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông McCain cũng đã trả lời chính thức cho công luận “tôi đến Việt Nam hôm nay là kết quả lâu dài của gần 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tôi hi vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ, như thông điệp đầu năm 2014, và vì Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.
Điều này có thể kiểm chứng qua báo chí quốc tế và lề phải của Việt Nam, cũng như bài viết chính thức trên website của ông McCain..
Ông Carl Thayer có nói “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt ra rìa” trong nhận định hồi đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa kiện Trung Quốc (theo thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định).
Sau đó, khi ông Thayer sang Việt Nam dự hội thảo Biển Đông (22-27/07/204), ông ấy có thay đổi và nói “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”.
Xin công luận bình xét, ai trong phe cầm quyển muốn thỏa hiệp?. Giáo Sư Carl Thayer đã có nhận xét mới như thế sau khi ông đến Việt Nam, vì sao anh Phạm Chí Dũng không nêu ra mà lại dẫn chứng một nhận xét cũ hơn ? Vô tình hay cố ý? Vì sao chỉ nêu ra tiêu cực mà bỏ đi sự tích cực???
Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”.
Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “ đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của phe bảo thủ (qua ông Nghị) là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”.? (dù thiệt hại toàn ở phía VN nhiều năm nay).
Vậy ai, phe nào chủ trương “thỏa hiệp”, phe bảo thủ hay phe cải cách?
Cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”.
Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục “thỏa hiệp” song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ ?

Sai lầm chiến lược

Thiết nghĩ phân tích đến đây là khá rõ để bạn đọc bình xét về các phản biện của tôi với bài viết mới nhất của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Tôi thẳng thắn kết luận rằng các bài viết và nhận định chính trị của anh Phạm Chí Dũng đã không còn đúng theo tiêu chí một nhà báo độc lập.
Việc anh “nhầm lẫn” thì không biết vô tình hay cố ý, nhưng hậu quả là làm dư luận ngộ nhận về các sự kiện, qua đó tác động sai lạc vào tư duy --đây là điều có thể đang xảy ra.
Cũng thế, lẽ ra ở tư thế một nhà báo tranh đấu cho sự cải cách chính trị, anh cần ủng hộ của phe cải cách thì anh quay ra phê phán và có ý bôi xóa cố gắng của họ.
Một điều nguy hiểm hơn là anh còn là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, điều này dễ dẫn đến ác cảm của phe cầm quyền cải cách khi họ nhận xét về Hội này.
Tôi không trông mong một kết quả bi quan là Hội Nhà Báo Độc Lập do anh dẫn dắt sẽ rơi vào giữa hai làn đạn, đó là sự ghét bỏ của tất cả các phe phái trong đảng.
Hậu quả của việc này thế nào, tôi nghĩ công luận sẽ hình dung được. Chúng ta không ai muốn như thế và cần hết sức giúp để Hội tránh được hậu quả này.
Tôi mong các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập nỗ lực gìn giữ được tính trung thực và độc lập của Hội, để không phụ lòng mong đợi của tất cả những người quan tâm và ủng hộ quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây viết từ TP HCM.
Tư liệu dùng trong bài viết:

Bệnh nhân đắp ni lon trong mưa để chờ kiểm tra lại vết mổ ở viện Việt Đức

Bệnh nhân đắp ni lon trong mưa để chờ kiểm tra lại vết mổ ở viện Việt Đức


Nguồn:Vitalk.vn


Bệnh nhân sau mổ xếp hàng chờ chụp lại kiểm tra vết mổ. Trời mưa nhỏ , bệnh nhân đắp vải ni-lon, che ô còn chắn được nước, mưa rào thì sẽ thế nào? Cái cửa vào phòng chụp bé xíu, đường lên dốc ngược, sáu bảy người xúm nhau bê bệnh nhân vào, vào phòng chụp phải xoay bệnh nhân hì hụi, người bệnh thì đau, người nhà thì xót ruột, bác sĩ, nhân viên y tế thì căng thẳng...

Hình ảnh tại viện Việt Đức, Hà Nội.

Theo facebook Nguyen Hoang Lan