Hải Dương 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14, thiết lập thông tin liên lạc tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?
23-6-2020
Tàu Hải Dương Địa Chất 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14 (Xiang Yang Hong 14) khảo sát, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?
Theo dõi hành trình khá lạ lùng của “Hải Dương Địa Chất 4” trong những ngày vừa qua, chúng tôi dự đoán, nhiều khả năng con tàu này đã phối hợp với tàu “Hướng Dương Hồng 14″ tiến hành khảo sát các vùng biển xung quanh Đá chữ Thập và Bãi Châu Viên để chuẩn bị thiết lập hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ tác chiến giữa hai thưc thể trên biển này.
Trong bảy thưc thể đá đảo Trung Quốc chiếm của Việt Nam vào năm 1988, thì Đá Chữ Thập và Bãi Châu Viên là hai thưc thể quan trong nhất, mang tầm chiến lược. Đá (bãi) Châu Viên (Cuarteron reef) nằm ở tọa độ 08° 51′ 45″ N, 112° 50′ 15” E, dài khoảng 3 hải lý (5,56 km), diện tích 8 km2, thuộc cụm Trường Sa, thuộc Quần đảo Trường Sa.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn, cùng với máy móc, trang thiết bị ra bãi đá tiến hành nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần so với diện tích cũ.
Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, sân bay, bến cảng, nhà xưởng và đặc biệt là các công trình bảo đảm cho hệ thống ra đa tần số cao, hệ thống kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc… hoạt động hiệu quả.
Do có nhiều công trình lớn và có tầm quan trọng đặc biệt, nên Trung Quốc thường tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu đánh cá bọc vỏ thép… để bảo vệ, cảnh giới, không cho tàu thuyền các nước khác tiếp cận gần. Nếu vượt quá vành đai bảo vệ 20 km, các tàu Trung Quốc sẽ lao ra đâm ủi, cản phá…
Những năm gần đây TQ tiếp tục xây dựng thêm trên Đá Châu viên nhiều công trình lớn phục vụ thông tin, liên lạc, theo dõi quản lý bay trong khu vưc rộng lớn thuộc quần đảo Trường sa.
Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa, hoạt động cải tạo đảo đá này bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng các công trình quân sự được hoàn thành san lấp vào tháng 1/2015. Một đường băng dài 3.110 m và một cảng biển nước sâu có thể neo đậu các tàu vận chuyển, tàu chiến cỡ lớn đã được xây dựng hoàn tất trên đảo.
Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, cảng biển nước sâu, Trung Quốc còn xây dựng ở đây một số cầu cảng, bãi đáp trực thăng, nhiều nhà kho lớn chúa lương thưc, nhiên liệu, vật tư, nhà máy xi măng. Đảo được trang bị súng, tên lửa phòng không, hệ thống ngăn che chống người nhái thâm nhập, hệ thống radar tần số cao, trang thiết bị liên lạc vệ tinh loại hiện đại…
Yêu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng, an toàn, bảo mật giữa Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính sống còn đối với TQ, đặc biệt khi nước này dự định áp đặt quy định quản lý bay tại khu vực Trường Sa và phần lớn biển Đông. Đó là lý do mà tàu “Hải Dương Địa Chất 4” và tàu “Hướng Dương Hồng 14” phối hợp khảo sát vùng biển giữa và xung quanh hai đá đảo nói trên, trong những ngày vừa qua.
Chúng ta thấy có lúc “Hải Dương Địa Chất 4” đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng đó chỉ là hành động thăm dò và đánh lạc hướng đối thủ. Như chúng ta đã thấy, hai con tàu trên đã dành nhiều thời gian hoạt động khảo sát vùng biển gần Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên.
Dĩ nhiên sau khi hoàn tất khảo sát, Trung Quốc sẽ cử một tàu đặt cáp ngầm (cable layer ship), như tàu “Tian Yi Hai Gong” lắp cáp ngầm tại Hoàng Sa vừa qua, đến vùng biển đã khảo sát để tiến hành lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm dưới biển giữa hai đảo đá này.
____
Một số hình ảnh của tác giả Phạm Thắng Nam minh họa cho bài viết:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.