Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Cựu nhà báo bị 6 năm tù vì 'làm gián điệp'


Cựu nhà báo bị 6 năm tù vì 'làm gián điệp'

  • 30 tháng 9 2015

Image copyrightTuoi Tre
Image captionBị cáo Hà Huy Hoàng bị bắt từ tháng 10/2014

Ông Hà Huy Hoàng, cựu phóng viên báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, vừa bị án 6 năm tù vì cung cấp thông tin cho tình báo Trung Quốc.
Luật sư của ông nói phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong buổi sáng thứ Tư 30/9 tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.
Ông Hoàng, 55 tuổi, bị xử vì Tội gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự.
Luật sư Hà Huy Sơn nói gia đình ông cho biết sẽ kháng cáo.
Tội gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự thuộc diện trọng tội, án cao nhất là tử hình.
Tuy nhiên trường hợp của ông Hà Huy Hoàng được cho là ít nghiêm trọng hơn.
Thông tin về các vụ làm gián điệp cho nước ngoài ít khi được công khai trên truyền thông đại chúng.

Phóng viên báo ngoại giao

Ông Hà Huy Hoàng từng làm việc cho báo của Bộ Ngoại giao và viết bài đăng một số báo khác với bút danh Hà Hoàng.
Ông bị bắt từ ngày 15/10/2014.
Tuy nhiên gia đình ông mới quyết định mời luật sư bào chữa vài tuần nay.
Theo cáo trạng, năm 2009, ông Hà Huy Hoàng được một người Trung Quốc giới thiệu với một nhà báo tên Nhạc Xuân, làm ở tạp chí Cầu Thị, thuộc Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ đó hai bên trao đổi thông tin. Ông Hoàng đã sang Nam Ninh, Trung Quốc, chơi sáu lần và cung cấp cho Nhạc Xuân nhiều thông tin liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam.
Trong đó có các thông tin như dư luận xoanh quanh việc Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, vụ một số học viên Pháp luân công định đập phá ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Việt Nam về xử lý các công nhân biểu tình ở Bình Dương hay nhân thân của một số lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và thông tin về tổ chức nhân sự của Bộ Ngoại giao...
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nói "dù biết Nhạc Xuân không phải là phóng viên mà là nhân viên cơ quan tình báo Trung Quốc nhưng Hoàng vẫn cung cấp thông tin cho Nhạc Xuân".
Tại tòa, ông Hà Huy Hoàng nói ông không biết Nhạc Xuân là tình báo Trung Quốc.
Ông cũng nói các thông tin ông cung cấp đều là thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam, không phải thông tin mật.
Ông Hoàng cũng nói ông chỉ nhận quà từ Nhạc Xuân với ý nghĩa tinh thần chứ không mang ý nghĩa vật chất.
Ông nói trước tòa: " Bị cáo không có suy nghĩ, ý chí chống lại nhà nước Việt Nam và nếu tòa kết tội bị cáo thì phải chứng minh bị cáo có ý định chống lại nhà nước".
Luật sư của ông cũng biện hộ rằng "ông Hoàng nhận các quà tặng mang tính chất xã giao chứ không có tính chất trả công cho việc cung cấp thông tin".
Theo luật sư, "cơ quan tố tụng không có chứng cứ khẳng định tài liệu [ông] Hoàng cung cấp cho [Nhạc] Xuân được dùng để sử dụng để chống lại Việt Nam".
Trong vòng 15 ngày, ông Hà Huy Hoàng có thể đệ đơn kháng cáo nếu không đồng tình với bản án.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Biển Đông sẽ căng thẳng hơn sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ

Biển Đông sẽ căng thẳng hơn sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ

bauxitevnMon 6:35 AM


Hồng Thủy 
(GDVN) - Obama và Tập Cận Bình ai nói nấy nghe, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí có khả năng nghiêm trọng hơn. 
clip_image001
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa. Hình minh họa.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 26/9 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ ngày 25/9, Tổng thống Obama và người đồng nhiệm Tập Cận Bình đã "giao tranh" về vấn đề Biển Đông. Học giả Đài Loan chuyên nghiên cứu về Biển Đông Tống Yên Huy bình luận, Obama và Tập Cận Bình ai nói nấy nghe, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí có khả năng nghiêm trọng hơn.
Từ năm 2014 trở lại đây, việc Trung Quốc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến các quốc gia trong khu vực bất an, đồng thời uy hiếp trực tiếp đến chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ. Obama cho biết, ông đã nói với Tập Cận Bình về những quan ngại nghiêm trọng xung quanh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo và đe dọa tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông.
Tập Cận Bình thì nhắc lại cái gọi là "chủ quyền" đối với các đảo ở Biển Đông và khăng khăng nói rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa "không nhằm vào và không ảnh hưởng đến quốc gia nào!". Ông Bình nói, Trung Quốc vẫn ủng hộ quản lý tranh chấp thông qua đối thoại và bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do qua lại ở Biển Đông.
Những phát biểu này của Tập Cận Bình chỉ là nhắc lại những gì ông đã nói với tờ The Wall Street Journal trước khi đặt chân đến Hoa Kỳ. Tống Yên Huy cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhắc đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng mỗi nước đều tìm kiếm những gì có lợi cho mình trong luật pháp quốc tế để bảo vệ, luật pháp quốc tế không thể xử lý được vấn đề tranh chấp chủ quyền phức tạp (?!).
Trong họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với ông Obama, ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc hy vọng sẽ sớm hoàn thành đàm phán ký kết COC. Tuy nhiên thực tế Trung Quốc và ASEAN mới chỉ đạt được nhận thức chung về COC chứ không có bất kỳ tiến triển nào tiến tới ký kết bộ quy tắc này (vì Bắc Kinh tìm mọi cách chây ỳ, né tránh).
Tống Yên Huy nhận định, Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy cái gọi là Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 liên quan đến các nước ven Biển Đông. Sự thúc đẩy này của Trung Quốc cùng với chiến lược an ninh quốc gia mới, sớm muộn Trung Quốc cũng sẽ khống chế Biển Đông. Trong khi đó dưới áp lực từ quốc hội Hoa Kỳ và bầu cử Tổng thống năm tới, nhiều khả năng Washington cũng sẽ có biện pháp cứng rắn hơn trên Biển Đông.
Ngày 17/9 Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ lại một lần nữa hối thúc Nhà Trắng cho Lầu Năm Góc điều tàu chiến, máy bay quân sự qua lại phạm vi 12 hải lý vùng biển và không phận quốc tế xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp và xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa.
Trong tình huống này học giả Tống Yên Huy nhận định, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục. Các nước ven Biển Đông sẽ liên kết chặt chẽ với Mỹ - Nhật - Úc chống lại xu hướng bành trướng của Bắc Kinh.
H.T.

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"

bauxitevnMon 6:33 AM


Lời tòa soạn: Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân gửi tới VietNamNet bài viết "Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm".
Từ năm 2003, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông. 
Học hàm, học vị như thương hiệu công ty
Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.
Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị. 
clip_image001
Ảnh Văn Chung 
Cần đào thải những người dùng bằng cấp tiến sĩ (TS) như một thứ hàng hóa, một thứ “mác” làm “cần câu cơm”, dùng để “chạy sô” kiếm tiền nhanh hơn, nhiều hơn. 
Hàng hóa dùng lâu thì mòn hỏng. Hàng hóa để lâu cũng “quá đát”, hết thời hạn dùng. Con người cũng vậy. Khoa học luôn luôn phát triển với tốc độ ngày một nhanh. Nhà khoa học không chịu nghiên cứu, tự bằng lòng với những kiến thức cũ mèm tất không đáp ứng nhiệm vụ được trao. Theo đúng quy luật phát triển của xã hội, họ cần bị đào thải. 
Nhiều người sau khi được học vị TS, học hàm phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) thì không nghiên cứu gì nữa (GS Hoàng Tụy cho rằng số này chiếm hơn 2/3). Họ trở thành những nhà khoa học “nằm vùng”, cả chục năm không hề có một công trình khoa học. Nhưng họ vẫn đường đường có “mác” TS, PGS… như ai và xã hội không biết họ là TS thực, PGS thực… hay là “tiến sĩ giấy”, “PGS giấy”. 
Cần đào thải những ai, những gì không còn thích hợp, không còn đáp ứng nhiệm vụ được giao phó. Để thực hiện điều này, ngoài những biện pháp hành chính tôi đề nghị một cơ chế dùng dư luận xã hội.
Không thể có một thương hiệu sơ mi Việt Nam, giày dép Việt Nam, cà phê Việt Nam …chung chung do nhà nước bao cấp để cạnh tranh với thiên hạ mà phải là “sơ mi Việt Tiến”, “giày Biti’s”, “giày Thượng Đình”, “cà phê Trung Nguyên”… 
Các công ty theo quy luật của thị trường cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển. Vậy thì cũng không nên có những học vị, học hàm, TS, PGS, GS chung chung. 
Cái “mác” chung chung như vậy đồng nghĩa với việc Nhà nước đã bao cấp chất lượng cho những học vị, học hàm này. Nếu như Nhà nước không thể bao cấp chất lượng cho các thương hiệu thì Nhà nước cũng không thể bao cấp chất lượng cho các học hiệu. 
Cần theo đúng quy luật: Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung. 
Nhưng cần gán nhãn chất lượng học vị, học hàm cho từng giảng viên mỗi trường đại học. Có vậy xã hội mới có điều kiện tốt hơn trong việc bình giá chất lượng và do đó sàng lọc con người và sàng lọc các trường đại học.
“Dán nhãn” như thế nào?
Thiết tưởng ở đây chúng ta nên nhắc tới châm ngôn “publish or perish” (công bố hay tàn lụi, công bố công trình khoa học hay tự đào thải) trong giới khoa học Mỹ. Chúng ta nên dùng cơ chế công bố công trình khoa học như nhiều quốc gia đã thực hiện để gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm: Hằng năm mỗi trường đại học phải xuất bản niên giám khoa học công bố danh sách những công trình khoa học của những giảng viên cơ hữu trường mình trong 3 năm gần nhất. 
Những giảng viên là GS, PGS, TS nhất thiết phải được ghi tên vào niên giám này dù không có công trình khoa học nào. Dễ dàng xây dựng được những quy định đảm bảo cho những niên giám này là trung thực. 
Bộ GD-ĐT cũng cần có niên giám chính thức cho các GS, PGS ở từng khối ngành. Khó khăn chính trong việc xuất bản những niên giám này không phải ở chỗ không có kinh phí xuất bản. Chỉ bớt đi vài bữa “tiếp khách” hay “mừng thành tích” là mỗi trường có đủ tiền để thực hiện. Khó khăn chủ yếu là có những GS, PGS không thích công bố niên giám này, trước hết là những GS quan chức ở các ban, bộ trên trung ương. 
Tôi dùng “GS quan chức” để phân biệt với “GS đứng lớp”, theo cách dùng phân biệt “kiến trúc sư hành nghề và kiến trúc sư quan chức”. Thủ tướng, một mặt nên có những quy định miễn giảm công trình khoa học cho các GS quan chức – GS VIP, mặt khác cần có sự can thiệp trực tiếp bằng văn bản buộc các trường đại học phải công bố niên giám khoa học trường mình. Có thế cơ chế gán nhãn chất lượng học hiệu, học hàm mới có cơ may thực hiện được. 
Một khi thực hiện được việc gán nhãn chất lượng học hiệu cho các trường, học vị, học hàm cho cá nhân, xã hội sẽ đòi hỏi mỗi giảng viên, mỗi trường đại học phải cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy để xây dựng uy tín cho mình, cho trường mình tồn tại.  
Xác định điều kiện trường xứng đáng 
Quay trở lại với câu chuyện “GS trường”, tôi nhấn mạnh PGS, GS là của từng trường cụ thể chứ không phải là PGS, GS Việt Nam chung chung”. 
Điều này đồng nghĩa với những trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS thì được quyền tự chủ phong. Có điều, cần ngăn chặn ngay từ đầu những hiện tượng tự phong quá đáng như đã xảy ra: Một người không đạt sau mấy lần đăng ký phong hàm PGS nay tự phong vọt lên thành GS! Vậy cần xác định điều kiện cần cho một trường xứng đáng có chức danh GS, PGS.
Thế nào là một trường ĐH đủ điều kiện có GS, PGS? Điều này liên quan đến việc phân loại, xếp hạng các trường ĐH ở Việt Nam. Cần có một tổ chức độc lập đánh giá, phân loại, xếp hạng các trường ĐH. Loại, hạng mà mỗi trường có được là điều kiện cần để một ngành, một trường có (hay không có) và có bao nhiêu GS, PGS… Điều này không thể làm được trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình khoa học và nghiêm  túc.
Hệ quả thứ nhất khi có “GS trường” là: Không cần thiết tồn tại Hội đồng chức danh xét phong học hàm quốc gia nữa. Nó dần dần được thay thế bằng những hội đồng khoa học của những trường có đủ điều kiện tự phong GS, PGS. 
Và hệ quả thứ hai, những GS, PGS đã về hưu và không còn tham gia đào tạo, hướng dẫn khoa học nữa, hoặc đã trở thành GS, PGS VIP, nếu vẫn muốn giữ danh hiệu này thì cần thêm chữ “nguyên” trước học hàm của mình.
Nhà giáo Nguyễn Đức Dân
Chú thích: 
GS. TS Nguyễn Đức Dân, sinh 1936, cháu của cụ Nguyễn Khuyến.
Tốt nghiệp toán ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1958, về Sở Giáo dục Hà Nội, phụ trách môn Toán.
Cuối năm 1966, ông làm NCS ở Ba Lan. Vì không còn GS toán học nào hướng dẫn, nên ông làm NCS về Ngôn ngữ. Về nước thầy được phân công về khoa Ngữ văn ĐHTH HN dạy ngôn ngữ.
Năm 1996, Khoa Ngôn ngữ học được thành lập, và GS Dân là người khai sinh bộ môn thống kê học ngôn ngữ ở Việt nam. Sau này GS.TS Dân chuyển vào ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, và nghỉ hưu tại đây.

Chuyện phong Giáo sư

Chuyện phong Giáo sư

bauxitevnSun 8:37 PM


Phạm Quang Tuấn 
Có một số ngộ nhận có vẻ phổ biến ở khắp nơi về quy chế phong/bổ nhiệm GS, dẫn đến những kết luận hay kỳ vọng sai lầm. Xin liệt kê vài cái:
Ngộ nhận 1: Quy chế bổ nhiệm GS hiện thời của VN là "không giống ai" và trao toàn quyền bổ nhiệm GS cho từng đại học là "hội nhập với thế giới".
Thực tế: Không phải vậy. Thế giới cũng có nhiều quy chế khác nhau, không phải chỉ có Mỹ. Quy chế VN hiện thời rất giống Pháp và Đức: muốn bổ nhiệm một GS phải qua vòng kiểm điểm và phê chuẩn của Bộ GD. Nếu bỏ vòng này thì sẽ giống quy chế của Anh, Mỹ. 
Ngộ nhận 2: Phải "hội nhập với Mỹ" thì mới áp dụng được những tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc cho việc tuyển lựa GS và tránh tiêu cực, Giáo sư "dỏm".

Thực tế: Không phải vậy. Tiêu chuẩn của Pháp, Đức cũng rất nghiêm túc. Hoàn toàn có thể áp dụng tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc trong vòng đầu của quy chế hiện thời (khi trường xét hồ sơ của ứng viên). Trái lại, nếu theo quy chế Mỹ thì sẽ có khả năng rất nhiều trường áp dụng cẩu thả [trong khi của Mỹ là thực chất], rồi rơi vào tham nhũng, "mua quan bán tước" và tình trạng sẽ tệ hơn bây giờ.
Ngộ nhận 3: Phải theo Anh Mỹ thì mới bỏ được quan niệm "Giáo sư là học hàm" và Giáo sư sẽ chỉ là chức danh.
Thực tế: Không phải vậy. Chỉ cần Bộ GD ra chỉ thị rằng những người nào không còn phục vụ tại ĐH thì không được chính thức gọi là GS nữa. Nếu không có chỉ thị này, thì dù theo Anh Mỹ cũng vẫn sẽ có những GS suốt đời, GS không giảng dạy.
Ngộ nhận 4: Phải theo quy chế Anh Mỹ thì mới có những đại học tầm cỡ thế giới.
Thực tế: Không phải vậy. Pháp và Đức cũng có những đại học tầm cỡ thế giới. Trái lại, Mỹ có nhiều đại học rất dỏm, nhiều hơn Pháp và Đức. Tầm cỡ là ở trình độ giáo dục văn hóa nói chung, không phải ở quy chế Giáo sư.
Ngộ nhận 5: Nếu theo quy chế Anh Mỹ thì giảm được việc nhiều người háo danh giả dạy ĐH (với sự đồng lõa của trường) để được phong GS. 
Thực tế: Không phải vậy. Việc buôn quan bán tước sẽ còn dễ dàng hơn nữa vì các trường, các hiệu trưởng tham nhũng sẽ làm việc này hoàn toàn tự do, không bị kiểm soát.
clip_image002
P.Q.T.

Thư giãn Chủ nhật

Thư giãn Chủ nhật

bauxitevnSun 8:35 PM


Chớ có bao giờ đụng đến Việt Nam
Ngô Việt Dũng
clip_image001
"KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN VIỆT NAM!"
Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ.
Lý do như sau:
Tổ chức khủng bố Al-Qaeda trước đây đã nhiều lần cử các phần tử khủng bố sang Việt Nam làm nhiệm vụ nhưng đều thất bại cay đắng.
Tên thứ nhất sang ám sát một đ/c lãnh đạo, nhưng đ/c này họp hành tiếp khách triền miên. Tên này mòn mỏi đợi chờ đến nỗi hết hạn visa, hết tiền khách sạn mà đ/c vẫn chưa họp xong, đành từ bỏ nhiệm vụ quay về căn cứ chịu tội.
Tên thứ hai bị ngập giữa đường phố Sài Gòn, xe hỏng nặng, thuốc nổ ướt sũng, nhiệm vụ thất bại.
Tên thứ ba ra Hà Nội khủng bố Ga Hàng Cỏ nhưng không tài nào chen lên xe buýt được.
Tên thứ tư bị trộm móc mất thiết bị điều khiển từ xa ở cổng chợ Bến Thành, rút chiếc xơ-cua ra chưa kịp bấm nút cũng bị 2 kẻ đi mô tô giựt mất luôn.
Tên thứ năm đánh bom Chùa Hương nhưng từ Ngã Tư Sở đã bị đám Cò bám riết như đỉa, tìm mọi cách cũng không sao thoát được, nhiệm vụ thất bại thảm hại.
Tên thứ sáu phá hoại thủy điện Sông Tranh, nhưng vừa trèo lên thì đập nứt, cả người và dụng cụ bị nước cuốn đi chết không kịp ngáp.
Tên thứ bảy bị kẹt xe ở khúc cong mềm mại đường Trường Chinh gần 2 tiếng đồng hồ, ngộ độc khói xe chết tức tưởi.
Tên thứ tám có nhiệm vụ đánh bom đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đúng vào ngày khánh thành. Do chậm tiến độ hết lần này đến lần khác, tên này không biết đợi đến bao giờ mới khánh thành, sốt ruột đi qua hiện trường xem xét, bị giàn giáo và sắt cây rơi trúng đầu chết thẳng cẳng.
Tên thứ chín chuẩn bị hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, nhìn xuống thấy xe tải húc máy bay, kiểm soát không lưu mất tín hiệu, máy bay lòng vòng không hạ cánh. Tên này tưởng máy bay đi tìm nhà cao tầng để đâm như vụ 11/9 nên sợ quá vỡ tim chết hộc máu.
Tên thứ mười là một nữ khủng bố khét tiếng, vợ lẽ của Bin Laden. Ả này vừa xuống sân bay Nội Bài, còn đang ngơ ngác xem bản đồ, thì đã bị bọn buôn người bắt đi, đem sang Trung Quốc bán, đến nay vẫn biệt vô âm tín.
Bin Laden không chịu nổi, quyết định đích thân đưa con trai mới 6 tuổi sang Việt Nam đi học để thông thạo địa bàn, sau này lớn lên sẽ khủng bố đẫm máu. Nhưng mỗi lần họp phụ huynh là một cơn ác mộng đối với hắn. Ngoài học phí trái tuyến, giáo viên bắt trùm khủng bố phải đóng đủ các loại tiền như quỹ lớp, tiền học thêm, tiền học ngoại ngữ, tiền điều hòa, tiền máy chiếu, tiền báo, tiền bảo hiểm thân thể, tiền bảo hiểm y tế v.v và v.v... Al- Qaeda dù đã gồng mình cũng không đỡ nổi. Cuối cùng Bin Laden buộc phải ôm con tháo chạy về căn cứ, kế hoạch thất bại hoàn toàn.
Trước khi chết, Bin Laden đã thống thiết dặn dò thuộc cấp: "Các ngươi hãy tấn công toàn thế giới để trả thù cho ta, nhưng vì sự tồn vong của tổ chức, tuyệt đối không được đụng đến Việt Nam"
Ơn Trời! chúng ta đang sống trong một đất nước an toàn nhất thế giới!
N.V.D.
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=147123655634834&set=a.128422787504921.1073741828.100010116005370&type=3&theater

Dự luật tôn giáo sẽ không trợ giúp các tín đồ

Dự luật tôn giáo sẽ không trợ giúp các tín đồ

bauxitevnSun 8:33 PM


Leonvu Quant dịch từ The Economist 26/9/2015
clip_image002
Bình an không dành cho Thích Không Tánh
XE ỦI đang chờ đợi bên ngoài Chùa Liên Trì, một quần thể các ngôi nhà màu vàng bên sông Sài Gòn. Các quan chức hoạch định phá hủy ngôi chùa và lấp đầy khu vực dân cư thưa thớt ở TP. Hồ Chí Minh này bằng các tòa nhà chọc trời. Một công ty bất động sản gọi khu vực này là "Phố Đông Sài Gòn", gợi nhắc đến khu phố lộng lẫy bên sông ở Thượng Hải. Tiếc là vị sư trụ trì ngôi chùa, Thích Không Tánh, không hào hứng vụ này. Ông đang chống lại lệnh cưỡng chế.
Sư Tánh cho biết sức cám dỗ lợi nhuận không phải là lý do duy nhất khiến nhà chức trách muốn loại bỏ ngôi chùa; ngôi chùa không được Đảng Cộng sản chính thức gật đầu vì nó vốn là nơi dung thân cho các nhà bất đồng chính kiến, các cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh đã từng chiến đấu cho chính thể Miền Nam ngày trước. Các quan chức "muốn cách ly và khống chế chúng tôi”, sư nói. "Mà di dời đồng nghĩa với cách ly, do vậy mà các nhà sư không muốn di dời”.
Khoảng 24 triệu trong số 90 triệu người Việt Nam xác nhận có tín ngưỡng tôn giáo; phổ biến nhất là Phật giáo và Công giáo. Nhưng Đảng vẫn luôn nhìn tôn giáo đầy ngờ vực, một phần vì ba trong số các cựu thù – là Pháp, Mỹ và chính thể VNCH – thân thiện với Giáo hội Công giáo. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, Đảng tịch thu đất đai các cơ sở tôn giáo và áp lực các tín đồ gia nhập các giáo phái đã được chỉ định như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập vào năm 1981 trực thuộc Mặt trận Tổ quốc vốn là một tổ chức Đảng.
Nhiều lãnh đạo tôn giáo cự tuyệt không chấp nhận sự kiểm soát của Đảng đã bị bắt giữ hay gặp phiền hà. Thích Quảng Độ, Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là nhóm bị cấm, đã trải qua ba thập kỷ tù đày, hoặc bị quản thúc ở TP. Hồ Chí Minh – "lâu hơn cả Aung San Suu Kyi”, theo ông Võ Văn Ái, một phát ngôn viên của Giáo hội hiện sống tại Pháp. Lãnh đạo các nhóm tôn giáo bị cấm khác, bao gồm các mục sư Tin lành ở Tây Nguyên, một khu vực bất ổn với nhiều nhóm sắc tộc, đã hầu như bị vô hiệu hóa.
Sau chuyến đi Việt Nam năm 2014, đăc phái viên của Liên hiệp quốc về tôn giáo nói rằng kế hoạch thăm một số nơi ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, thành trì của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đã "chẳng may bị gián đoạn" và rằng một số người Việt mà ông muốn gặp đã bị công an đe dọa. Hẳn là giới chức muốn che giấu nỗ lực đàn áp tôn giáo của họ.
Đảng cũng đã phần nào nới lỏng lập trường. Từ quãng 1990, các đền, chùa và nhà thờ đã được tân trang và cho phép mừng các ngày lễ tôn giáo, như dịp Phật đản, mà một thời bị cấm kỵ. Nhưng chính quyền đã ban hành thêm các quy định quản lý các tín đồ và tín ngưỡng, để gây nản lòng. Một trong số đó là Luật Tôn giáo được thông qua năm 2004 đã hình-sự-hóa tội "lạm dụng" tôn giáo phá hoại an ninh quốc gia. Một nghị định, ban hành vào năm 2013, đã gây thêm khó khăn cho việc đăng ký các nhóm tôn giáo.
Tháng tới Quốc hội, cơ quan lập pháp của Việt Nam, dự kiến thảo luận thêm luật để hợp lý hóa các chế tài này. Một phiên bản dự thảo bao gồm một số cải thiện nhỏ, chẳng hạn như giảm tổng thời gian mà một tổ chức tôn giáo bắt buộc phải hoạt động tại Việt Nam trước khi có thể chính thức được nhà nước công nhận từ 23 năm xuống còn 10 năm. Theo Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời các đại diện lập pháp cao cấp cho biết luật này giúp đưa chính sách tôn giáo trong nước phù hợp với Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị, mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982. Tuy nhiên các bên chỉ trích, trong đó có Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), một tổ chức phi chính phủ (NGO) có trụ sở tại New York, cho rằng luật này mơ hồ tới mức có thể cho phép Cơ quan An ninh Nhà nước quyền lực ở Việt Nam thậm chí có thêm tự do để giám sát các nhóm tôn giáo mà họ không ưa.
Vào tháng Năm, Hội đồng Liên tôn giáo Việt Nam – một nhóm các lãnh đạo tôn giáo bất đồng thuộc các tín ngưỡng khác nhau – đã viết một bức thư ngỏ phản kháng tố cáo Đảng dùng luật pháp như một mánh khóe để củng cố quyền lực và bóp nghẹt thờ phụng. Đinh Hữu Thoại, một lãnh đạo Công giáo và là một trong 22 người ký bức thư, nói rằng văn bản luật đánh đố với các điều khoản tùy tiện và mơ hồ. Ví dụ, nó cho phép thờ phụng ở nhà và các địa điểm "hợp pháp" khác, nhưng không nói thế nào là hợp pháp.
Khó dự đoán được là chính quyền sẽ giải thích đạo luật khắc nghiệt đến mức nào. Nhưng việc thông qua nó chắc chả giúp mấy cho việc cải thiện hình ảnh chính quyền như một người bảo vệ quyền con người. Thích Không Tánh, vị sư ở chùa Liên Trì, nghiệm thấy rằng tự do thờ phụng chỉ được cải thiện cho những ai trực thuộc các giáo phái được nhà nước chỉ định. "Bất kỳ ai độc lập sẽ phải đối mặt với khó khăn và áp bức”, sư nói. Nghiệp hoạn nạn của sư còn xa mới dứt.
Nguồn: FB Vu Le Hoang

Luật về Hội: Miếng xương hóc nuốt chưa trôi nên… thôi thì hãy tạm hoãn

Luật về Hội: Miếng xương hóc nuốt chưa trôi nên… thôi thì hãy tạm hoãn

bauxitevnSun 8:30 PM


1. Quyền lập hội trước thềm TPP
Người Buôn Gió
Việt Nam đứng trước quyết định lớn về kinh tế chính trị, đó là hội nhập thế giới bằng một bước đột phá lớn là gia nhập TPP.
Mang trên mình món nợ thống kê chính thức hơn 110 tỷ USD (con số sự thực có tin cho rằng gần 200 tỷ usd ) và một tương lai bế tắc về kinh tế. Nạn thất nghiệp phổ biến,  đồng thời với mức lương rẻ mạt của đại đa số công nhân. Con đường hướng tới TPP sẽ thu hút nguồn đầu tư bên ngoài đổ vào và giải toả tình trạng bất động sản tồn đọng, cải thiện tiền công của người lao động và có thêm việc làm mới.
clip_image002
Nguồn tiền đầu tư và tiền bán được bất động sản tồn đọng sẽ làm lưu thông những món nợ chồng chéo, nhằng nhịt giữa các hệ thống ngân hàng. Những món nợ còn được gọi là ''nợ xấu'' này đang là tử huyệt của nền kinh tế Việt Nam, hiện nay chúng được tạm thời cất giữ vào kho của các công ty do Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lập ra như Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng viết tắt là VAMC và Công ty Mua bán nợ viết tắt là DATC.
Ví dụ ngân hàng A nợ ngân hàng B một khoản nợ xấu đến thời hạn không thanh toán được. Ngân hàng B theo luật có thể đưa  A ra toà,  đòi trưng thu tài sản để thu hồi khoản nợ. Nếu để xảy ra các phiên toà xử kiện những vụ như vậy, hẳn nhiên sẽ gây hoang mang dân chúng cũng như biến động suy thoái của thị trường chứng khoán. Nhà nước Việt Nam buộc phải can thiệp bằng cách đứng ra nhận món nợ của bên A trước bên B.  Nhưng đây mới chỉ là nhận để cho bên B tạm thời yên tâm là có con nợ uy tín hơn có trách nhiệm, chứ chưa phải là Nhà nước bỏ tiền ra trả cho bên B ngay.
Nhưng rồi các món nợ xấu này cũng phải đến ngày giải quyết. Các công ty như VAMC và DATC đang hy vọng việc gia nhập TPP sẽ mang lại nguồn tiền để giải quyết các món nợ mà họ đang tạm thời chịu trách nhiệm.  Nếu hy vọng không bán được bất động sản hoặc thu hút đầu tư như kỳ vọng, Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc đến chuyện bán thẳng các món ''nợ xấu'' cho nước ngoài.
Để thu hút đầu tư, bán được khối bất động sản khổng lồ tồn đọng, hay đặc biệt bán nợ xấu cho nước ngoài, là cả một vấn đề, không chỉ là chính sách kinh tế mà còn là chính sách chính trị. Bạn không thể mua một ngôi nhà giá rẻ mà xung quanh nó là những người dân bị chèn ép, ngột ngạt luôn muốn bùng nổ bởi những bức xúc tích tụ. Nói dễ hiểu hơn là tại sao người ta bán nhà thường rao rằng nó ở khu vực dân trí cao, văn minh, môi trường, an ninh tốt.
Quyền lập hôị, quyền tự do thông tin là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy cho xã hội văn minh. Để chứng tỏ rằng trong tương lai gần Việt Nam sẽ có những cải thiện tốt về đời sống tinh thần của người dân với các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã có những động thái về vấn đề này, như để Quốc hội bàn thảo về quyền tự do lập hội, quyền tự do thông tin. Chẳng hạn như mới hôm qua ngày 24 tháng 9 năm 2015 Quốc hội nước CHXH Việt Nam đã đặt vấn đề quyền tư do lập hội, nhưng ý kiến nêu ra đang bị nhiều nghị viên bảo thủ gay gắt phản đối. Những nghị viên này e ngại các hội, nhóm sẽ là những mầm mống của các thế lực chính trị hay những tổ chức chống phá nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng hội có hai mặt, trong đó mặt tiêu cực là "đường dẫn xuất" về đa nguyên đa đảng nên không được mơ hồ chỗ này, không nên áp dụng máy móc cách lập hội của các nước phát triển.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc nói "Họ tự thành lập và hoạt động với nhau, rất đông, như hội dân oan, hội khiếu kiện... Ta quản lý thế nào, hay để tự phát? Đã để tự do, không cấm, tạo mọi điều kiện hoạt động hội, thì Nhà nước phải có cách quản lý tất cả các hội".
Liệu những lo lắng, cảnh báo và đòi hỏi của những nghị viên bảo thủ trên có ngăn cản quá trình thông qua dự thảo luật về Hội hay không?
Bản chất chuyên chế, độc tài của  Nhà nước Việt Nam là hạn chế và ngăn cản quyền tự do lập hội từ đời tám hoánh nào rồi. Không cần đến các ông Nghị như Ksor Phước hay Nguyễn Hạnh Phúc cảnh báo. Đến đứa trẻ con cũng thuộc lòng những lời cảnh báo của các ông vì nó là những lời lẽ tuyên truyền ra rả hàng bao nhiêu năm nay chứ chả phải là lời cảnh báo mới mẻ gì.
Chuyện ngày nay Quốc hội phải bàn đến quyền tự do lập hội là điều bất đắc dĩ, bởi những sức ép về kinh tế như đã nói trên. Bây giờ thì chuyện lập hội không chỉ liên quan đến sự sụp đổ của chế độ như các ông nghị kia nêu ra. Quyền lập hội bây giờ còn liên quan đến sự tồn tại của chế độ. Không cởi mở quyền tự do lập hội, quyền tự do thông tin thì không có ai dám đầu tư, không ai mua bất động sản để làm cơ sở kinh doanh, sản xuất. Không ai đầu tư, không ai mua bất động sản thì kinh tế sụp đổ. Sụp đổ kinh tế sẽ làm chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ nhanh hơn mọi tác động mà các hội nhóm kia tạo ra.
Cái kiểu mà Ksor Phước và Nguyễn Hạnh Phúc lớn tiếng cảnh báo về nguy cơ lập hội chỉ là trò tung hứng của các con chim mồi nhằm mục đích để hạn chế tối thiểu các quyền tự do của hội nhóm. Để mục đích trì hoãn việc thông qua dự thảo quyền lập hội hoặc để có thông qua thì sẽ có nhiều hạn chế tự do của các hội nhóm. Chả thế mà sau màn khơi mào của hai nghị sĩ này, một loạt chế tài, quy định cấm đoán mơ hồ cho việc lập hội được đưa ra duyệt như
Luật quy định một loạt hành vi bị cấm như lợi dụng việc thành lập, hoạt động của hội để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân; xúc phạm đến hình ảnh danh nhân, anh hùng dân tộc...
Các hội tùy theo phạm vi hoạt động, chịu sự quản lý của Bộ trưởng Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện. 
Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào cũng phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực đó. 
Người đứng đầu hội do ban lãnh đạo hội bầu, nhưng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm. 
Đọc những quy định trên báo chí về cấm đoán trong luật lập Hội, người ta thấy Quốc hội Việt Nam hầu như bê nguyên cả điều 258 của bộ luật hình sự vào đây. Có nghĩa Nhà nước Việt Nam sẽ cho tự do lập hội nhưng những hội này không được tự do hoạt động, các hội phải chịu mọi sự quản lý của Nhà nước tuỳ theo từng tính chất của mỗi hội.
Lại một trong những trò mỵ dân, lừa đảo dư luận của chế độ CSVN. Trong quá trình gia nhập TPP để bán tống tháo những món nợ đầm đìa mà vẫn giữ được an toàn cho chế độ cộng sản bằng cách kìm kẹp người dân, sẽ còn nhiều trò lừa đảo tinh vi như thế này được dàn dựng diễn xuất qua những diễn viên chuyên nghiệp có tên là Đại Biểu Nhân Dân.
Người Buôn Gió
2. Phép thử bị trì hoãn?
clip_image003
Dự án luật về Hội được Bộ Nội vụ Việt Nam đệ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước này, điều được cho là một 'phép thử' và 'bước thay đổi căn bản' đối với chính quyền, theo ý kiến một Đại biểu Quốc hội, đã một lần nữa bị 'trì hoãn' thông qua, ban hành, theo truyền thông Việt Nam.
Dự án luật được đệ trình là 'một bước thay đổi căn bản', tuy nhiên đây là một trong số các dự án mà chỉ được trình xin ý kiến và sẽ chỉ được 'thảo luận' mà không được thông qua từ nay cho tới hết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa mười ba (2011-2016), theo một đương kim Đại biểu Quốc hội với ba nhiệm kỳ liên tục.
Những kỳ họp cuối cùng khóa 13 này chỉ thảo luận thôi, còn việc quyết định thì theo quy trình của nó, phải thêm một kỳ họp nữa, tức là có thể phải sang nhiệm kỳ tới của Quốc hội khóa 14 - Ông Dương Trung Quốc
Trong khi đó, một nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam cho rằng dự thảo luật lần này 'còn tồi hơn nhiều' so với bản dự thảo được đưa ra góp ý lần này và dự thảo luật có tính 'quản lý, khống chế' các hội đoàn của nhân dân hơn là giúp thực thi quyền về lập hội của họ.
Còn theo một nhà xã hội học, tuy là một sự kiện 'vui mừng', dự án Luật vẫn còn có điểm bất hợp lý khi 'phân biệt đối xử' giữa các hội đoàn của nhà nước với hội đoàn của nhân dân.
Phải đợi kỳ sau
Theo truyền thông Việt Nam, hôm 25/9/2015, do còn 'có nhiều ý kiến khác nhau' về một số nội dung trong dự luật, trong đó có vấn đề về quy định 'Hội có tư cách pháp nhân', Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề trong phiên bế mạc kỳ họp Thường vụ và cho rằng 'nên tạm lùi để chuẩn bị kỹ hơn'.
Trao đổi với BBC trước đó, hôm 24/9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, bình luận về dự thảo luật. Ông nói:
"Theo tôi nhớ, phải đến lần thứ mười, lần thứ mười hai gì đó, soạn thảo đi, soạn thảo lại và đương nhiên cũng phải hiểu rằng đây cũng là luật quan trọng, nhất là trong cơ chế chính trị của Việt Nam, làm thế nào huy động được các lực lượng xã hội tham gia vào trong việc quản lý đời sống của đất nước.
"Về nguyên lý ai cũng thấy rằng đoàn kết toàn dân thì tất cả các lực lượng xã hội đều tham gia vào sự nghiệp chung là một điều tích cực, nhưng khi đi vào cụ thể thì phải nói đây là một bài toán rất khó đối với những nhà lãnh đạo, những nhà chính trị.
"Có lẽ đấy là lý do vì sao mà nó được nâng lên, đặt xuống khá nhiều lần và đến lần này thì đưa ra Quốc hội để thảo luận.
"Tôi muốn lưu ý rằng những kỳ họp cuối cùng khóa 13 này chỉ thảo luận thôi, chứ còn việc quyết định thì theo quy trình của nó, nó phải thêm một kỳ họp nữa, tức là có thể phải sang nhiệm kỳ tới của Quốc hội khóa 14", ông Dương Trung Quốc nói.
Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội về nguyên tắc cũng nằm trong phạm vi của luật này, nhưng mà dường như là họ có được một sự ưu ái hơn những hội khác - TS. Khuất Thu Hồng
Theo Đại biểu Quốc hội này, kể cả khi dự luật đã được thông qua, và trở thành một đạo luật chính thức ban hành, thì chất lượng của nó còn phải chờ 'thực tế chiêm nghiệm'.
Ông nói: "Đối với luật rất phức tạp như luật Hội này, Quốc hội... đã đặt lên bàn nghị sự đã là một bước thay đổi rất căn bản sau cả chục năm mà nó được chờ đợi, nâng lên đặt xuống, được xếp hàng v.v..."
"Còn kết quả cuối cùng có được thông qua hay không, chúng tôi nghĩ rằng cứ để thực tế nó chiêm nghiệm, và đến lúc ban hành rồi, thì chính là lúc mà thực tế sẽ trả lời xem hiệu quả đến đâu.
"Và trong trường hợp hiệu ứng xã hội nó không phù hợp, thì nó sẽ phải có một quá trình điều chỉnh. Tôi cho điều đó là điều tất nhiên thôi", ông Dương Trung Quốc nói.
Rất vui mừng
Bình luận với BBC hôm thứ Năm, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), thuộc Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nói:
"Nếu mà nói với tư cách là một thành viên ở trong xã hội dân sự, tức là thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, có thể nói là tôi rất vui mừng vì dù sao nó cũng là một bước tiến".
"Thực ra bản thân tôi cũng tham gia vào quá trình thảo luận về dự thảo thành lập hội này cũng khá là lâu trong vòng mười năm qua, cho nên sự kiện này đối với tôi là một sự kiện vui mừng".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng cho rằng dự luật còn có điểm 'không hợp lý'. Bà Khuất Thu Hồng nói:
"Theo nhận xét của một số người thì nó (dự Luật) quá là chặt chẽ, và nó có một sự phân cấp, hay nói đúng hơn nó có một sự phân biệt ở giữa những hội khác nhau.
Một cái luật để kiểm soát các hội, một luật để quản lý các hội không phải là luật cần phải có, theo Hiến pháp của Việt Nam là để đảm bảo quyền của người dân về vấn đề lập Hội - Tiến sỹ Nguyễn Quang A
"Và tôi cho rằng điều đấy sẽ gây khó cho các tổ chức được thành lập hoặc dưới diện được điều chỉnh của luật này. Ví dụ như các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội về nguyên tắc cũng nằm trong phạm vi của luật này, nhưng mà dường như là họ có được một sự ưu ái hơn những hội khác.
"Cái cách phân cấp như vậy tôi nghĩ nó không hợp lý lắm", TS. Khuất Thu Hồng nói với BBC.
Một sự ngộ nhận
Cũng hôm 24/9, TS. Nguyễn Quang A, nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự từ Hà Nội, cho rằng nếu ai có quan điểm cho rằng bản thân việc 'dự thảo' được phép đệ trình lên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội đã là 'tích cực' và 'tiến bộ' thì đó là một sự 'ngộ nhận'.
Ông nói: "Tôi nghĩ đấy là một sự ngộ nhận, bởi vì mười năm trước có một dự thảo như thế và có một cuộc thảo luận sôi nổi hơn bây giờ rất là nhiều, các tổ chức đã đóng góp, thậm chí đã có những dự thảo thay thế đưa ra rất là đúng đắn.
"Nhưng mà rồi người ta lại gác lại không nói gì đến cả, bây giờ đưa ra một dự thảo mà tôi cho rằng còn tồi hơn cả Dự thảo mười năm trước, mà lại bảo rằng có tiến bộ, thì đấy là một điều mà những người suy nghĩ như thế cần phải suy nghĩ lại".
Và Tiến sỹ Quang A giải thích thêm về quan điểm của mình:
"Bởi vì một cái luật để kiểm soát các hội, một luật để quản lý các hội không phải là luật cần phải có, theo Hiến pháp của Việt Nam là để đảm bảo quyền của người dân về vấn đề lập Hội," ông nói với BBC.
Dự án Luật về Hội do Bộ Nội vụ soạn thảo được trình lên Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm.
Dự luật gồm 8 Chương với 37 điều với các mục lớn gồm các nội dung chính như (1) quy định chung, (2) thành lập hội, (3) hội viên, (4) tổ chức & hoạt động của hội, (5) hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đình chỉ, giải thể hội, (6) tài sản, tài chính của hội, (7) quản lý nhà nước về hội; và (8) điều khoản thi hành.
Tại phiên bế mạc khóa họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam hôm 25/9, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu về dự luật và cho rằng "Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét có nên đưa dự án này ra kỳ họp Quốc hội tới hay tạm lùi lại để chuẩn bị kỹ hơn".
Xem ra, sau mười năm được 'nâng lên, đặt xuống', dự luật về Hội của Việt Nam, điều được Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc coi là một 'phép thử' và 'bước thay đổi căn bản', vẫn có thể tiếp tục bị trì hoãn vô thời hạn.

Nữ giám đốc Việt chết tại Trung Quốc

Nữ giám đốc Việt chết tại Trung Quốc

bauxitevnSun 8:29 PM


BBC Việt ngữ
clip_image002
Giám đốc một công ty xuất khẩu trà “bậc nhất Lâm Đồng” tại Việt Nam “chết chưa rõ nguyên nhân” ở Trung Quốc.
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn nguồn Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết “theo thông tin từ Công an Thường Bình, TP.Đông Quán, tỉnh Quảng Đông có một phụ nữ Việt Nam bị cướp, nạn nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào sáng sớm 22/9.
“Hiện nay thi thể phụ nữ trên đang để tại nhà tang lễ tỉnh Quảng Đông. Về nguyên nhân cái chết phải chờ giải phẫu tử thi.
Thông tin ban đầu xác định nạn nhân là bà Hà Thúy Linh, 45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, đặt tại Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bản tin VOV, trong bài có tựa ‘ Nữ doanh nhân Hà Thúy Linh bị sát hại ở Trung Quốc?’ dẫn lời một đại diện Công ty Hà Linh cho biết “nhiều đối tác của công ty tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan hiện đang nợ tiền công ty. Ngày 19/9, bà Linh rời Đà Lạt đi Quảng Đông để tìm thị trường tiêu thụ trà thì bị tử vong”.
“Năm 2002, bà Linh cùng chồng (người Đài Loan) thành lập Công ty TNHH Hai Yih, trụ sở tại vùng Cầu Đất (Đà Lạt) chuyên trồng và sản xuất chè Ô Long xuất khẩu qua Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

“Dấu hiệu bị đầu độc”'

“Năm 2008, sau khi ly hôn, bà Linh thành lập Công ty TNHH Hà Linh. Những năm qua, bà Linh liên kết với nhiều hộ nông dân Cầu Đất để sản xuất trà Ô Long cao cấp xuất khẩu với diện tích hơn 200ha. Đây là doanh nghiệp xuất khẩu chè Ô Long lớn bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng”, bản tin VOV cho biết thêm.
Báo Tuổi Trẻ trong bài “Bà Hà Linh chết ở Trung Quốc: có dấu hiệu bị đầu độc” dẫn lời luật sư Trương Quang Quý, người hỗ trợ pháp lý cho Công ty Hà Linh, cho biết, thông qua UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc đã có thông báo bằng văn bản với gia đình “không nêu cụ thể nhưng có cho rằng bà Hà Linh có những dấu hiệu bị đầu độc”.
“Khi đưa vào bệnh viện, trên cơ thể bà Linh có nhiều vết bầm, tuỵ và lá lách bị dập”.
“Công ty Hà Linh đã thông qua Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản đến cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu mau chóng tạo điều kiện để đưa thi thể bà Hà Linh về Đà Lạt đồng thời khởi động điều tra làm rõ những khuất tất quanh cái chết của bà Hà Linh”, báo Tuổi Trẻ cho biết
Bà Linh hiện là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, là người được mô tả là có nhiều đóng góp phát triển ngành trà Ô Long cao cấp ở địa phương.

Căng thẳng Biển Đông là chủ đề quan trọng tại thượng đỉnh Mỹ-Trung

Căng thẳng Biển Đông là chủ đề quan trọng tại thượng đỉnh Mỹ-Trung

bauxitevnSun 8:27 PM


Việt Hà, phóng viên RFA  
Căng thẳng ở Biển Đông là chủ đề quan trọng trong đàm phán Mỹ Trung 
US-CHINA-DIPLOMACY-OBAMA-XI
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 25/9/2015. AFP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm quan trọng đến Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào thứ 6 này, vấn đề căng thẳng tại Biển Đông sẽ là một trong những chủ đề chính được hai bên đề cập đến. Liệu Hoa Kỳ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông nhân cuộc gặp lần này hay không hay Hoa Kỳ sẽ tìm cách đánh đổi lấy những quyền lợi khác quan trọng hơn cho mình?
Không nhắm mắt làm ngơ?
Một trong những khác biệt lớn sẽ được lãnh đạo hai nước Hoa  Kỳ và Trung Quốc đề cập vào ngày thứ sáu tới đây là căng thẳng tại Biển Đông với những hành động xây dựng cải tạo đất mà Trung Quốc đã tiến hành liên tục trong thời gian qua, bất chấp những kêu gọi đóng băng các hoạt động này từ phía Hoa Kỳ.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, chuyên gia về Trung Quốc, Cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC, bà Bonnie Glaser, cho rằng các hoạt động cải tạo đất đá và xây đường băng của Trung Quốc tại Trường Sa là một trong những thảo luận căng thẳng nhất giữa hai nhà lãnh đạo trong cuộc gặp lần này:
“Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên”. 
Bà Bonnie Glaser
“Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên. Hoa Kỳ, mà theo tôi biết thì Bộ trưởng Quốc phòng Carter đã tiếp tục kêu gọi Trung Quốc ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất và quân sự hoá nhưng Trung Quốc một mực nói rằng các hoạt động của họ là hợp pháp và hợp lý. Họ cho rằng Hoa Kỳ đang can thiệp và có lập trường đối với những tranh chấp về chủ quyền”.
Trong bài phát biểu quan trọng tại trường đại học George Washington tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice khẳng định lập trường của Mỹ trong vấn đề căng thẳng tại Biển Đông:
“Hoa Kỳ cũng đã nói rõ lập trường của mình về vấn đề tranh chấp trên biển lien quan đến Hoa Đông và Biển Đông. Hoa Kỳ không đứng về bất cứ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng khẳng đinh và sẽ tiếp tục nhấn mạnh quyền lợi quốc gia quan trọng trong việc duy trì tự do hang hải và thương mại qua những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới này. Tàu thuyền và máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục đi qua và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép… Hoa Kỳ kêu gọi các bên lien quan ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất, xây dựng các cơ sở mới và quân sự hoá các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp. Thay vào đó, chúng tôi thúc giục Trung Quốc, và các nước ASEAN hoàn tất Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông và đưa ra những quy định rõ ràng, có tính rang buộc trên Biển Đông”.
clip_image006
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Theo một báo cáo mới đây từ Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang xây lấp tại các đảo và bãi đã ở Biển Đông một cách tích cực nhất từ trước đến nay và hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh đã cho ngừng các hoạt động này hay chưa, mặc dù Trung Quốc nói đã cho ngưng các hoạt động này. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói với báo giới hồi cuối tháng 8 vừa qua rằng các hoạt động tiếp tục của Trung Quốc có thể đơn giản chỉ là hoàn tất những gì mà Trung Quốc đã làm từ trước hơn là làm thêm, nhưng Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi rất sát sao các hoạt động này.
Cũng theo báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ thì kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến nay, nước này đã lấy thêm được hơn 1,170 ha đất tính đến tháng 6 năm 2015. Trung Quốc đã lấy hơn gấp 17 lần số đất trong vòng 20 tháng qua so với các quốc gia đòi chủ quyền khác trong khu vực cộng lại trong vòng suốt 40 năm qua, chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi tại Trường Sa.
Trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 22 tháng 9 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ, Giám đốc Uỷ ban An ninh Quốc gia phụ trách các vấn đề châu Á, Daniel Kritenbrink khẳng định vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập thẳng thắng trong cuộc gặp lần này giữa lãnh đạo hai nước, và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không tìm cách che giấu những khác biệt hay nhắm mắt làm ngơ:
“Hoa Kỳ không che giấu những khác biệt với Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng,… Hoa Kỳ không trao đổi lấy những giúp đỡ từ Trung quốc trong các vấn đề khu vực và thế giới để nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi gây vấn đề”.
Sức ép không đủ mạnh?
Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ không ngần ngại nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động gây căng thẳng tại Biển Đông nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Hoa Kỳ vẫn chưa gây đủ sức ép lên Trung Quốc. Chuyên gia Bonnie Glaser cho biết:
“Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do…”. 
Bà Bonnie Glaser
“Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do… Hồi tuần trước khi Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý của bất cứ bãi chìm trước đó nào và Trung Quốc đã thấy khá nhẹ nhõm nhưng cũng rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều này vì từ tháng 5 đã có thông tin là Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hoạt động này”.
Các hình ảnh mà Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế có được cho thấy Trung Quốc đã xây 4 đường băng trên các đảo tại Biển Đông và các tàu nạo vét của Trung Quốc hiện vẫn hoạt động để mở rộng thêm các cảng.
Lập trường của Hoa Kỳ trong chiến lược chuyển trục về châu Á là gia tăng các hợp tác nhiều mặt với các nước đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Nam Hàn, và Philippines, đồng thời gia tăng các mối quan hệ với các nước mới nổi trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ đã và đang viện trợ giúp các nước như Philippines và Việt Nam xây dựng, củng cố khả năng tuần tra, phòng vệ trên biển qua việc cung cấp các tàu tuần tra hiện đại. Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ cũng khẳng định những hoạt động này không nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Cam kết củng cố mối quan hệ
Cố vấn Anh ninh Quốc Gia Mỹ, bà Susan Rice trong bài phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ, cũng khẳng định mối quan hệ có hiệu quả giữa hai nước là yếu tố quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo bà Susan Rice, kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức cho đến nay, xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 cho các hàng hoá của Mỹ, chỉ sau Canada và Mexico. Cũng trong thời gian này, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng từ 1 tỷ đô la lên 10 tỷ đô la.
Hoa Kỳ cũng đã gia tăng các hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc trong các năm qua. Hiện Trung Quốc đã tham gia tập trận hải quân đa quốc gia RIMPAC với Mỹ.
Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định bất chấp những khác biệt giữa hai nước, Hoa Kỳ cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Theo bà, mối quan hệ này quá lớn và quá quan trọng khiến Hoa Kỳ phải có nỗ lực toàn bộ. Bà cũng khẳng định rằng mối quan hệ bình ổn và có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai.
V.H.

Những “chuồng học” ở Lai Châu: Xập xệ những ngôi trường

Những “chuồng học” ở Lai Châu: Xập xệ những ngôi trường

bauxitevnSun 8:25 PM


Thái Sinh
Trở lại Lai Châu tới thăm một số ngôi trường, điều tôi vô cùng kinh ngạc là sau 40 năm nhiều ngôi trường chẳng khác thời tôi dạy là mấy, vẫn là những “chuồng học”, khiến lòng tôi buồn se thắt… Những chuồng học ở Lai Châu: Xập xệ những ngôi trường 
clip_image002[10]
Một giờ lên lớp của thầy trò Trường tiểu học số 2 Khoen On  
Tôi từng sống và dạy học gần 20 năm ở Lai Châu. Đối với tôi Lai Châu là một phần máu thịt của mình, mỗi lần lên Lai Châu lòng tôi cứ rưng rưng như trở lại cái thuở trai trẻ vượt núi đến các bản làng xa xôi dạy chữ cho lũ trẻ. Tháng 8/1975 tôi vừa ra trường nên được điều vào Nậm Sỏ dạy học. Đây là xã xa xôi nhất của huyện Than Uyên hồi bấy giờ. Con đường chỉ là lối mòn vừa đủ hai người tránh nhau. Tháng 8 đang là giữa mùa mưa, dòng suối Nậm Mu đục ngầu cuồn cuộn chảy, từ trên dốc Phiêng Bay nhìn xuống dòng suối như con trăn đất quằn quại xiết vào lòng núi gào thét điên cuồng. Qua suối Nậm Mu ngày ấy là con thuyền độc mộc được làm bằng thân cây gỗ dài chừng 7-8m do những trai bản Phiêng Bay được dân bản cắt cử ra chèo thuyền. Giữa dòng nước hung dữ con thuyền mỏng manh như chiếc lá trôi băng trên dòng nước xiết, người chèo thuyền chỉ sơ ý một chút là con thuyền lật nhào. Bước chân lên thuyền vào mùa lũ, chúng tôi phó mặc số phận cho người cầm lái, bởi đã có cô giáo thiệt mạng do lật thuyền khi qua dòng Nậm Mu. Đường vào Nậm Sỏ phải vượt qua hai cái dốc dài và dựng đứng như mặt ngựa là Huổi Mèn và Ngam Kha. Tôi không còn nhớ mình đã vượt qua hai cái dốc này bao nhiêu lần trong suốt 4 năm trời dạy học, nhưng còn nhớ như in các lớp học làm bằng tre nứa, mái lợp cỏ tranh mà ngày ngày tôi lên lớp dạy chữ cho lũ trẻ. Năm nào cũng vậy, trước ngày khai giảng độ nửa tháng, chúng tôi phải vào trường vận động bà con sửa sang lại lớp học, bàn ghế. Lớp học ngày ấy là những túp lều tranh thấp lè tè, phên vách đan bằng nứa hở huếch hở hoác, bàn học sinh là những thân cây gỗ bổ bằng rìu chỉ rộng hơn trang vở một chút, còn ghế là các cây vàu gác qua hai cành cây có chạc chôn xuống đất. Mùa đông gió núi thổi hun hút, cả thầy và trò đều rét run. Những lớp học như thế chẳng hơn gì chuồng trâu, chuồng ngựa của người dân, chúng tôi vẫn đùa vui đó là “chuồng học
Khi Than Uyên được tách ra thành hai huyện Tân Uyên và Than Uyên, Nậm Sỏ trở thành xa xôi và khó khăn bậc nhất của Tân Uyên, năm 2009 tôi có dịp trở lại Nậm Sỏ. Mừng vì Nậm Sỏ đã có một số phòng học xây, nhưng vẫn còn nhiều “chuồng học” tôi xin được nói ở cuối bài viết này. Xuôi theo con đường xuống công trình thủy điện Huội Quảng nằm trên đất xã Khoen On. Từ trung tâm xã tôi ngược một cái dốc dài vào bản Mùi chừng 8 cây số, nơi đây có 3 trường học vừa được tách ra. Tiếp tôi là thầy Phạm Hữu Trung, hiệu trưởng trường tiểu học số 2 Khoen On, điều đầu tiên thầy Trung cho biết: Điểm trường chính cũng như phòng làm việc của hiệu trưởng, hiệu phó đang ở nhờ trường trung học cơ sở. Trường có 18 lớp, ngoài 3 phòng học xây ở điểm bản Mùi I và 7 phòng mượn trường THCS, nhà văn hóa thôn bản còn lại 8 phòng học tạm ở các điểm trường: Mùi I, Tà Lồm, Hua Đán tất cả đều xập xệ và có thể sập đổ bất cứ lúc nào
clip_image004[4]
Ngồi trong lớp hay ngoài trời đây?

Tôi theo thầy Phạm Hữu Trung sang điểm trường Mùi I, thật kinh hoàng trước điểm trường này. Điểm trường nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà sàn của các hộ dân không tường rào, lợn gà thả rông của các hộ dân quanh đó mặc sức “hành quân” và phóng uế quanh các lớp học. Điểm trường được gọi là “khang trang” nhất, ngoài 3 phòng xây còn lại 2 phòng học tạm cho 6 lớp học, trong đó có một lớp học ghép . Không lời nào tả hết về các phòng học tạm ở đây, lớp học bằng gỗ, các cột kèo đều đã bị mối mọt, mộng mẹo nứt toác “há miệng” hết cả ra, gió bão có thể quật đổ bất cứ lúc nào. Vách được thưng bằng những tấm gỗ tận dụng vá víu, chằng đụp các kiểu mà vẫn không thể nào kín được. Chẳng lớp nào có cửa, mà có cửa cũng chẳng ích gì, gió núi và sương mù cứ thông thống ùa vào, mùa đông ngồi trong lớp cũng như đứng giữa trời. Lớp học như thế là nơi lý tưởng cho bầy gia súc thả rông trú ngụ qua đêm. Thầy Trung bảo tôi: Cơ sở vật chất điểm trường Mùi I này là khá nhất, còn các điểm trường Tà Lồm, Hua Đán thì điêu tàn hơn nhiều
clip_image006[4]
Thầy giáo hiệu trưởng Phan Hữu Trung trò chuyện các em học sinh
Tôi không tới được Tà Lồm, Hua Đán vì cách điểm trường chính gần chục cây số đường dốc dựng đứng. Nhìn những phòng học ở đây đủ hình dung ra các lớp học ở các điểm trường lẻ là như thế nào rồi. Trường Mầm non số 2 Khoen on còn tồi tệ hơn nhiều, trường có 7 lớp với 184 học sinh ở 4 điểm bản, nhưng chỉ có một điểm bản Hua Đán được cấp sổ đỏ còn lại 3 điểm đang dựng nhờ trên đất của người dân. Cô Lìm Thị Lê, hiệu trường nhà trường cho biết: Đầu năm học mới người dân đã đòi lại đất ở bản Mùi II, nhà trường cùng xã phải thuyết phục mãi họ mới đồng ý cho dựng nhờ đến cuối năm học. Trường đã được quy hoạch, nhưng chưa biết đến bao giờ mới được bàn giao đất và khi nào có kinh phí để xây dựng trường… Lớp học của các cô giáo mầm non Tòng Thị Son, Lìm Thị Hơn và Lò Thị Thận đều dựng tạm bằng các cây que, nền đất. Mùa mưa thì ẩm ướt còn mùa khô thì lầm bụi, vách đóng tạm bằng các ván gỗ nhưng đều hở hông hốc, các cô giáo phải lấy các tấm bạt quây lại cho đỡ gió

clip_image008[4]
Giờ ra chơi của lớp Mẫu giáo số 2 Khoen On
Ngược lên Mường Khoa thuộc huyện Tân Uyên, nơi một thời tôi dạy học ở đây. Xã Mường Khoa có hai trường tiểu học, phó chủ tịch xã Lò Văn Hải dẫn tôi sang thăm Trường tiểu học Phiêng Hào nằm bên kia suối Nậm Mu. Thấy tôi đang chụp ảnh các lớp học cô giáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Như Hoa đang dự giờ lớp 5 thấy vậy chạy ra ái ngại: Nhà báo xin thư thư cho ít phút chúng em đang dự giờ… Thời tôi làm phó hiệu trưởng trường liên cấp I+II xã Mường Khoa, khu vực Phiêng Hào chỉ có lớp 1 và lớp 2 do thầy Lò Văn Xanh và Lù Văn Cấp dạy. Đến nay khu vực Phiêng Hào có hẳn một trường tiểu học với 21 lớp ở 9 điểm bản. Như vậy không có điểm bản nào trắng trường học. Đó là điều đáng mừng, nhưng nhìn những lớp học tạm thì tôi giật mình trước các lớp học ngày nay chả hơn gì các lớp học cách nay 40 năm cũng nằm trên chính mảnh đất này. Cô Hoa chỉ dãy lớp học vừa được lợp lại bằng các tấm tôn xanh bảo tôi: Đầu năm học các anh vào đây nhìn các lớp học kia mới khiếp. Nhà siêu vẹo như sắp đổ, trường dùng kinh phí sửa chữa mới sửa được 3 phòng học nom đỡ sợ như thế… Tôi hỏi phòng hiệu trưởng ở đâu, cô Hoa chỉ xuống cái phòng giáp “chuồng học” mới được lợp lại bảo: Hiệu bộ nhà trường nằm phía dưới, nhưng em ngồi làm việc ở trên này, dưới đó nóng lắm…
   clip_image010[4]
             Cô giáo Nguyễn Thị Như Hoa với học sinh trước phòng học tồi tàn
Phòng hiệu trưởng, hiệu phó cũng hở huếch hoác,chỉ hơn các lớp học được quây bằng tấm bạt xác rắn, nhìn vào trong phòng hiệu trưởng chẳng thấy sách vở gì, hóa ra nóng quá các thầy phải ngồi nhờ trên lớp học xây của học sinh. Cô Như Hoa cho biết: Trừ điểm trường Nậm Cung 2 được Quỹ từ thiện của Bộ Công an hỗ trợ xây dựng nhà lắp ghép cho 3 phòng học đầu năm nay, còn lại các điểm lẻ khác thì vẫn là các phòng học tạm, nhà cửa còn tồi tệ hơn khu vực trung tâm. Chúng tôi phấn đấu ba cứng cho các phòng học: Cứng cột, cứng mái và cứng nền.
    clip_image012[4]
Phòng làm việc của hiệu trưởng Trường tiểu học Phiêng Hào
Câu nói của cô giáo Như Hoa khiến tôi nhớ lại lời của bà Phó Phòng NN-PTNT huyện Trạm Tấu (Yên Bái) Nguyễn Thị Duyên: Để chống rét cho đàn gia súc về mùa đông, huyện Trạm Tấu đưa ra ba tiêu chí xây dựng chuồng trại cho các hộ gia đình, đó là cứng cột, cứng mái và cứng nền. Các hộ nào cam kết làm được như vậy huyện mới hỗ trợ. Nay nghe câu nói phấn đấu “ba cứng” cho các lớp học tạm ở trường tiểu học Phiêng Hào mà lòng tôi thấy chua xót. Ông Trịnh Ngọc Hải-Trưởng phòng Giáo dục huyện Than Uyên: Huyện Than Uyên hiện còn 20% phòng họp tạm, với khoảng 120 phòng: Chúng tôi đăng ký Chương trình xóa phòng học tạm giai đoạn 2016-2020 do Tập đoàn điện lực Việt Nam hỗ trợ, nhưng chưa biết bao giờ chương trình này khởi động.
clip_image014[4]
“Chuồng học” ở bản Hô So 2, Trường tiểu học Phiêng Hào 
Khi hỏi ông Nguyễn Tuấn Anh-Trưởng phòng Giáo dục huyện Tân Uyên, ông Tuấn Anh cho biết: Tân Uyên hiện còn 212 phòng học tạm, 6 phòng học nhờ, xã Nậm Sỏ đang là xã có nhiều phòng học tạm nhất…Nhìn vào bảng thống kê mà bộ phận Kế hoạch đưa cho, khiến tôi giật mình kinh hãi, xã Nậm Sỏ hiện còn 91 phòng học tạm. Nghĩa là những “chuồng học” sau 40 năm tôi rời Nậm Sỏ hiện vẫn đang tồn tại và không biết còn tồn tại đến bao giờ? 
T.S.
clip_image015