Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

 Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.


 Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết và không liên quan và hai bên đã phải thống nhất để ban kiểm tra trung ương lập đoàn kiểm tra vào cuộc.


Như vậy, kết qủa thế nào rơi vào tay Trần Cẩm Tú. 


Tú là một người đi lên từ giám đốc lâm trường Hương Sơn, Tú cùng bạn là Hải Quê đã chén gần sạch rừng Hương Sơn, giúp cho Hải Quê có số vốn lớn để kinh doanh buôn lậu biên giới từ Lào về. Sau đó nhờ tiền của Hải Quê, Tú từng bước leo cao đến như bây giờ là uỷ viên bộ chính trị, còn Hải Quê là đại gia ngàn tỷ.


Tú thấy cánh Sinh Hùng như Mai, Huệ, Trạc chỉ chăm chăm lo đến tương lai của mình, sinh lòng bất mãn, đã ngầm kệ cho công an làm vụ việc Bắc Giang, thậm chí còn ngầm tiết lộ kết quả thanh tra trước đó cho BCA để làm khó cho Huệ.


Ý Tú là muốn đôi bên căng thẳng, qua đó sẽ có phần cho mình.


Ngày 17 tháng 4, bố già Tư Sang ra Hà Tĩnh dự sinh nhật 120 năm tổng bí thư Trần Phú. 


Những lần sinh nhật 100, 110 không thấy bóng dáng bố già Tư Sang, thậm chí sinh nhật 110 năm của Trần Phú, Tư Sang không đến dự và cũng chẳng buồn gửi vòng hoa. Trong những năm đương quyền, Tư Sang cũng chẳng mặn mà gì chuyện dâng hương vị cố TBT đảng Trần Phú.


Thế nhưng khi về hưu, đặc biệt gần đây thì Trương Tấn Sang rất năng ra Hà Tĩnh dâng hương Trần Phú, dự sinh nhật Trần Phú.


Là con cáo già chính trị, khi đánh hơi thấy người Hà Tĩnh có tiềm năng khi những nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào Hà Tĩnh, Tư Sang mới quay ra nhận quê gốc ở đây và muốn hình thành ảnh hưởng của mình qua yếu tố nguồn gốc. Để tỏ lòng thật tâm,Tư Sang nhiệt thành nâng đỡ Đặng Quốc Khánh lên làm bí thư Hà Giang, làm bộ trưởng TNMT.


Thủ đoạn chính trị của Tư Sang thật cao thâm vô cùng. Y chấp nhận cùng Ba X rời bỏ chính trường lúc Ba X còn đương mạnh là một nước cờ cao. Để sau đó khi cả hai cùng về, y là ngượi ngạo nghễ đi lại tác động chính sách, chính trị. Tư Sang về hưu đi thăm nhiều tỉnh thành, nghe báo cáo của các bí thư chủ tịch và đưa ý kiến như y vẫn còn đương quyền. Còn Nguyễn Tấn Dũng về nhà nằm rú rú, năm thì mười hoạ thò mặt ra, bị quân Tư Sang như Osin chửi cho sấp mặt vì tội đi lại tốn tiền ngân sách. Thậm chí đe doạ và nhục mạ Tấn Dũng, quân Tư Sang còn lớn tiếng đòi đưa con cái Ba X phải vài lò.


Ông Trọng biết dã tâm của Tư Sang, cho nên ông gần như không tiếp, không gặp Tư Sang khi y về hưu. Có những lễ lạt gì nếu tránh mời được Tư Sang thì ông cũng tránh không mời. Ông Trọng có một điều chưa cương quyết, lẽ ra ông phải có biện pháp hạn chế việc cán bộ cấp cao khi về hưu, có đi đến đâu thì cần có những chế tài để hạn chế tốn kém ngân sách, thời gian và ngăn chặn việc gây ảnh hưởng, kết bè phái. Nhưng ở hoàn cảnh ông, nếu ra biện pháp hạn chế như thế cũng gây khó cho nhiều vị nguyên lãnh đạo khác.


Trương Tấn Sang có hết lòng với những người y nhận quê tổ không ?


Chắc chắn không, nếu thế y đã nhận quê hương Đức Thọ từ lâu rồi. Bao năm đương nhiệm, y kéo hết sự đầu tư về Long An, y đưa Trương Hoà Bình người Long An vào BCT...đến giờ y muốn đưa Mai Văn Chính người Long An vào BCT.


Nhân dịp sinh nhật lần thứ 120 của TBT Trần Phú, Tư Sang mượn cớ ra dự để hội đàm với Nguyễn Sinh Hùng, nhằm tạo liên minh cứu Vương Đình Huệ, thực chất là mượn người Nghệ An và Hà Tĩnh thành lực lượng áp chế ông Trọng, kết quả càng căng thẳng thì Tư Sang càng có lợi cho những toan tính cho người của mình.


Nếu Vương Đình Huệ thắng, Tư Sang có công. Nếu hai bên ngang ngửa y có ảnh hưởng, nếu Huệ thua thì Tư Sang cũng vẫn ngon lành khi cơ cấu tứ trụ, Mai Văn Chính sẽ có phần.


Cuộc khủng hoảng có tên Vương Đình Huệ hôm nay là do những mưu toan gây bất ổn của Trương Tấn Sang âm thầm thực hiện từ những lần đi lại liên tục Nghệ An, Hưng Yên, Hà Tĩnh....


Sang và Hùng đã liên hệ với Tú.


Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng đã nói gì, hứa gì với Trần Cẩm Tú ?


Liệu Trần Cẩm Tú có nghe làm theo không ?


Tú đi lên cùng với giang hồ xã hội đen, chắc chắn sẽ biết làm thế nào có lợi cho mình. Cờ đang ở trong tay, phải đợi đến khi đoàn kiểm tra trung ương làm việc với Vương Đình Huệ xong thì mới rõ được.


Bùi Thanh Hiếu.

Minh Nhựa và Vương Đình Huệ

 Minh Nhựa và Vương Đình Huệ.


Quá trình công tác từ bộ tài chính, tổng kiểm toán, phó thủ tướng, bí thư Hà Nội của Vương Đình Huệ là quãng thời gian thu thập được nhiều kinh nghiệm, quan hệ cũng như những bí mật chết người của nhiều nhân sự, nhiều phe phái.


Trên từng vị trí trải qua, Huệ xây dựng được nhiều quan hệ, nhiều tay chân, nhiều đồng minh. Đến ngày nay quân cán cùng liên minh, ảnh hưởng của Vương Đình Huệ phải nói là cực lớn.


Nó lớn đến mức độ, Huệ chỉ ung dung nhìn thế sự, đợi đến ngày làm TBT. Tất cả tay chân và liên minh của Huệ đều đinh ninh chắc chắn như vậy


Ví dụ nói về việc Vương Đình Huệ chiêu nạp vợ chồng Minh Nhựa, Thuỳ Linh khi còn làm bí thư Hà Nội.


Phan Thị Thuỳ Linh là con dâu của Nguyễn Quốc Triệu, khi ông Triệu bị thất thế. Linh bỏ con trai ông Triệu và lấy Bùi Tố Minh, tức đại gia Minh Nhựa.


Minh Nhựa là doanh nghiệp khá thành công trong ngành sản xuất nhựa trụ sở tại Long Biên- Hà , tận dụng  có vợ là người rành rẽ trong bộ máy chính quyền, nhiều quan hệ với quan chức.  Minh Nhựa có những bước tiến lớn thành công vang dội khi lấn sân sang kinh doanh bất động sản. Đôi vợ chồng này rất biết tận dụng lợi thế điểm mạnh, trong khi chồng kinh doanh thì vợ bên trong quan hệ với quan chức tạo điều kiện cho chồng, cả hai hỗ trợ nhau phát tiển với quan điểm tiền là trên hết.


Cũng phải vì họ đều là rổ rá cặp lại, có mục đích chung là kiếm tiền.


Lúc đầu Phan Thị Thuỳ Linh cặp bồ với Mai Tiến Dũng, lúc này Dũng là chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Dũng cho Linh làm vụ phó, vụ trưởng vụ đổi mới doanh nghiệp. Ở vị trí này, Linh có nhiều thông tin hỗ trợ cho doanh nghiệp của chồng là Minh Nhựa.


Hà Nội ai cũng biết Minh Nhựa và quan chức Hà Nội thân thiết với nhau thế nào, từ Vũ Đức Bảo bí thư quận uỷ Long Biên ( bây giờ là trưởng ban tổ chức thành uỷ ) đến Nguyễn Đức Chung đều là chỗ thân tình của Minh Nhựa.


Khi Vương Đình Huệ về làm bí thư Hà Nội,  Vũ Đức Bảo đã dẫn Minh Nhựa đến giới thiệu với Huệ.


Lập tức quan hệ vây cánh được hình thành, để đảm bảo tình thân thiết khi Huệ lên làm chủ tịch quốc hội đã kéo Linh về quốc hội và thành và coi Linh như là vợ chung với Minh Nhựa. Xác định tình nghĩa keo sơn, sống chết có nhau, nhường cơm sẻ áo, không có gì ngăn cách.


Vì đó quan hệ của Huệ với Linh không cần phải ngại ngùng gì với Minh, dù sao Linh cũng chỉ là vợ 2 của Minh Nhựa và cặp anh ả lấy nhau vì mục đích lợi ích đã nói trên. Huệ có thể gọi Linh đi bất cứ lúc nào 24/24 dưới danh nghĩa để phục vụ công tác, trước toàn bộ nhân viên quốc hội cũng không e ngại khi Huệ, Linh có họp trong phòng riêng quá lâu. Tiện hơn Huệ còn đẻ ra quy chế để Linh được xe công biển xanh đưa đón tận nhà như lãnh đạo cấp cao.


Quan hệ Linh, Minh Nhựa, Huệ, Vũ Đức Bảo thắt chặt như vậy là để ra lợi ích. Chuyện chung chạ chỉ là để khẳng định tình huynh đệ. Tất nhiên đã đưa vợ ra chung chạ như thế, lợi ích của nhóm này phải xứng tầm quan hệ đó.


Con trai của Vũ Đức Bảo thời điểm này được làm tổng giám đốc Plaschem của Minh Nhựa. Sự gắn bó liên minh quá chắc chắn, bảo đảm bền vững, cùng nhau tiến đến tương lai.


Huệ sai trợ lý của mình là Nguyễn Văn Cường ( sau này được Huệ cài sang làm phó tổng thanh tra chính phủ ) cùng Vũ Đức Bảo đưa Minh Nhựa gặp Khoa Kim Cương ( Thiên Minh Đức ) để hợp tác làm ăn.


Chu Minh Khoa người Nghệ An, có mẹ là Chu Thị Thành kinh doanh xăng dầu lẫy lừng ở miền Trung ( tất nhiên có xăng dầu lâụ ). Thiên Minh Đức có 3 người cổ phần là bà Chu Thị Thanh, Chu Đăng Khoa và một người có tên là Vương Đình Quán !


 Dưới thời Huệ làm Bộ Tài Chính, là thời mà Thiên Minh Đức phát triển và tích luỹ được nhiều và trở thành tập đoàn lớn kinh doanh nhiều ngành nghề như vận tải biển ( dễ dàng buôn lâụ xăng dầu ).


Hiện nay Thiên Minh Đức đang trong sự giám sát của công an vì nợ thuế gần 1 nghìn tỷ, nợ ngân hàng 4300 tỷ và thế chấp toàn bộ tài sản cổ đông. Bà Chu Thị Thanh đã bị cấm xuất cảnh. Rất lạ là mẹ con bà Thanh Khoa vay lại của chính Thiên Minh Đức hàng ngàn tỷ đồng, hiện còn nợ 1394 tỷ.


Thật lạ lùng là công ty nợ thuế ngàn tỷ chưa trả, lại cho cá nhân cổ đông vay ngàn tỷ. Nếu số tiền này quy ra lãi ngân hàng mà mẹ con nhà Khoa Thanh phải trả thì bao nhiêu ? Một sự lợi dụng vốn rất tài tình chắc chỉ có ông bộ trưởng tài chính, tổng kiểm toán mới nghĩ ra được.


Quay trở lại thời điểm Minh Nhựa, Khoa Kinh Cương hay còn gọi là Khoa Nam Phi được trợ lý Cường và Vũ Đức Bảo phối hợp làm ăn cùng với Nguyễn Cảnh Sơn.


Nguyễn Cảnh Sơn người Nghệ An, tỷ phú, ông vua Eurowwindou, phó chủ tịch ngân hàng Techcombank.


Sơn Cửa, Minh Nhựa, Khoa Nam Phi dưới sự hỗ trợ của Vũ Đức Bảo  bí thư Long Biên đã thôn tính được lô đất TQ5, TQ7 thành công trong thời điểm hỗn mang mà Hoàng Trung Hải nằm chờ kỷ luật, còn Huệ chờ phê chuẩn bí thư Hà Nội.


TQ5 diện tích 8,8 héc ta trở thành dự án  Hihway5 Residences nằm mặt đường Nguyễn Mậu Tài do Thiên Minh Đức làm chủ đầu tư. Một vị trí đắc địa.


TQ7 là trở thành dự án Eurowindow Twin Park.


Người ta giải thích đấu giá đúng quy định, theo bảng giá nhà nước áp dụng này nọ, giờ đưa ra giá đấu cao hơn so với trước là đúng quy định.


Xin lỗi phải chửi thề, quy định con mẹ gì mà cho các đại gia kiếm lợi gấp mấy lần so với giá mặt bằng chung, nhà nước thiệt mà cũng quy định.


Những người dân có đất ở hai lô trên, đã khởi kiện rằng đất họ trồng lúa thu hồi làm dự án mà không có quyết định của chính phủ chuyển đổi sử dụng đất là không đúng. Đơn kiện của họ đến tay thanh tra chính phủ Nguyễn Văn Cường ( đệ của Huệ cài sang ), thanh tra chính phủ chuyển cho uỷ ban Hà Nội do ông  Trần Sỹ Thanh ( lại là một người Nghệ An).


Uỷ ban Hà Nội trả lời căn cứ vào quyết định 62 năm 2020 của uỷ ban TPHN việc cho Thiên Minh Đức làm dự án là hợp lệ ( tức cái này do thành phố quyết chuyển đổi , không cần chính phủ )


Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Nhóm lợi ích giăng quân thiên la địa võng. Người dân mất đất , nhà nước thất thu còn nhóm tài phiệt câú kết với quan chức trên thản nhiên hớt gọn chênh lệch hàng núi tiền.


Liên minh Khoa Nam Phi và Minh Nhựa được ký kết ngay từ đó, cặp đôi này chung vốn đầu tư khắp cả nước trong mọi lĩnh vực ngành nghề, như chung nhau các công ty Miền Trung MK làm điện mặt trời , công ty cổ phần khu công nghiệp Hà Nam, CTCP Đầu tư Sài Gòn Safari cùng với Công ty TNHH Khách sạn Paragon Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Khách sạn Hoàng Hải Long và Công ty TNHH Silverland Bến Thành.


Chưa kể những tên tuổi sân sau khác chầu chực như Sác Liên ( được Huệ bộ tài chính, Trần Sỹ Thanh ngân hàng hỗ trợ làm nhà máy nước )  và hàng chục đại gia khác, trong đó có những đại gia tên tuổi lớn hơn nhiều.


Chỉ với 3 cái tên Plaschem, Thiên Minh Đức và Eurowindow  gắn bó xương máu thì Vương Đình Huệ đã có nguồn yểm trợ tài chính lớn đến cỡ nào. Cùng với đội quân dưới trướng hùng hậu, liên minh mạnh, tiền nhiều như núi. E rằng cuộc phản công của Huệ với tội danh liên quan đến Thuận An chẳng là gì.


Hiện nay Minh Nhựa luôn sát cánh bên Huệ, sẵn sàng vung tiền để mua chuộc quan chức đứng về phía Huệ. Tài sản , dự án, công ty của Minh Nhựa trải dài khắp cả nước, chỉ cần một chữ ký chia cổ phần cho quan chức nào đó trong dự án của Minh Nhựa tại quê nhà họ để lấy sự ủng hộ rất tiện.


Cùng với Minh Nhựa còn nhiều đại gia khác sẵn sàng tiếp ứng tiền bạc để làm một cuộc lật đổ, soán ngôi, lập lên một triều đại mới.


Những đồng tiền tung ra, những lệnh đưa ra đã có kết quả khả quan. Bộ chính trị không dám hạch tội Huệ trong phiên họp ngày 18 tháng 4, đành phải để theo trình tự là công an chuyển hồ sơ cho ban kiểm tra trung ương nơi Trần Cẩm Tú làm chủ. Tú đã được Sinh Hùng và Tư Sang giáo huấn trước đó nhân ngày sinh nhật Trần Phú, phải bảo vệ Huệ bằng mọi giá, không được dao động trở mặt làm mất liên minh Nghệ An, Hà Tĩnh.


Kéo dài thời gian là thắng lợi quan trọng của nhóm Vương Đình Huệ, tiếp theo có lẽ là một cuộc phản công theo kiểu được ăn cả, ngã về không ?


Những người bênh vực Huệ sau mấy ngày im tiếng nghe ngóng từ 14 đến 17, đã lấy lại khí thế lên mạng xã hội bênh vực cho Vương Đình Huệ. Miệt thị những người thực thi công cuộc chống tham nhũng.


Một Kol tên tuổi là Lưu Trọng Văn, đàn em của Trương Tấn Sang đã viết trên facebook cá nhân lời kêu gọi trắng trợn đại khái rằng nếu có cuộc trành giành để trẻ em bớt đói khổ thì hãy lên làm.


Lời hiệu triệu của Lưu Trọng Văn là tuyên ngôn chính thức, thẳng thắn nhất kêu gọi lực lượng tập trung. 


Chuyện chính biến sẽ chẳng còn xa nữa.


...................


Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 99, theo lời kêu gọi của môn khách đạị thần họ Trương là Lưu Trọng Văn. Nhân sĩ cả nước đã đứng dưới cờ của đại thần Vương Đình Huệ, cùng sự hỗ trợ vật chất cho cuộc khởi nghĩa của những nhà hào phú yêu nước như Bùi Tố Minh, Nguyễn Cảnh Sơn, Chu Đăng Khoa....tiến về kinh thành Thăng Long. Phế truất Vệ Kinh Vương, bắt giam đại thần Tô Lâm.


Mùa thu năm ấy, Vương Đình Huệ lên ngôi, muôn dân hò reo ca hát.


Các ca kỹ trong nước biết tin vua mới là người ưa âm nhạc, nhan sắc bèn đua nhau vào cung, hát cho nhà vua mới nghe khúc Hậu Đình Hoa.


Lúc đó thằng Lưu Trọng Văn không biết có đưa ảnh trẻ con lên mà đòi khởi nghĩa nữa không nhỉ ? Hay nó ngồi hầu rượu các đại gia như Vũ Trung Nguyên ?


Bùi Thanh Hiếu.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

 

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

13/04/2024
  • Auto
  • 360p
  • 240p
  • 480p
  • 720p
  • 1080p

No media source currently available

0:002:240:00
 Tải xuống 

Việt Nam hôm 11/4 lên tiếng kêu gọi Campuchia chia sẻ thông tin về dự án kênh đào Phù Nam Techo, trong một động thái cho thấy mối lo ngại của Hà Nội, tương tự như Washington, về khả năng dự án cơ sở hạ tầng mới nhất do Trung Quốc hậu thuẫn ở Campuchia có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

VinFast gặp nhiều khó khăn, làm tăng rủi ro cho Tập đoàn Vingroup

 

VinFast gặp nhiều khó khăn, làm tăng rủi ro cho Tập đoàn Vingroup

12/04/2024
Một cuộc họp báo của VinFast ở Mỹ.
Một cuộc họp báo của VinFast ở Mỹ.

Khi tập đoàn lớn nhất Việt Nam, Vingroup, dồn sức cho hoạt động kinh doanh xe điện với các kế hoạch mở rộng toàn cầu đầy tham vọng, tập đoàn này phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng tăng từ công ty con VinFast Auto bị thua lỗ, theo Reuters.

Theo phân tích của Reuters về báo cáo với sở giao dịch chứng khoán gần đây và thông tin do công ty cung cấp, sự tăng trưởng nhanh chóng của VinFast phụ thuộc vào doanh số bán hàng cho các công ty liên kết và điều này dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay, trong lúc hãng này gặp khó khăn trong việc thu hút người mua xe riêng lẻ và đối mặt với nhu cầu xe điện toàn cầu đang suy yếu.

Những phát hiện này cũng cho thấy những rủi ro đối với tập đoàn mẹ là Vingroup khi VinFast lỗ tổng cộng 5,7 tỷ USD trong ba năm qua. Giá cổ phiếu của VinFast giảm 38% kể từ khi VinFast niêm yết tại Mỹ vào tháng 8 năm ngoái và chi phí đi vay cũng tăng lên.

Theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào cuối tháng 3, VinFast nhận được khoản bơm vốn 11,4 tỷ USD từ Tập đoàn Vingroup, các công ty liên kết và từ nhà sáng lập tập đoàn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong giai đoạn từ khi VinFast được thành lập vào năm 2017 đến ngày 31/12/2023.

Tháng trước, Vingroup công bố bán cổ phần và tài sản trị giá 1,6 tỷ USD tại đơn vị bán lẻ Vincom Retail, một trong những nguồn chính mang lại lợi nhuận chính bên cạnh công ty con Vinhome chuyên về bất động sản . Công ty này vẫn có lãi nhưng phải đối mặt với thị trường bất động sản đầy thách thức. Vingroup nói với Reuters rằng một phần số tiền thu được sẽ được chuyển cho VinFast, đơn vị mà tập đoàn cho rằng có tiềm năng tăng trưởng cao hơn.

Nhưng do gặp khó khăn trong việc thâm nhập ngay tại thị trường trong nước, 82% trong tổng doanh thu 1,1 tỷ USD của VinFast năm ngoái là nhờ bán xe cho chính các công ty thuộc Tập đoàn Vingroup hoặc thuộc sở hữu của ông Vượng, người cũng là Giám đốc điều hành của VinFast và kiểm soát gần 98% cổ phiếu niêm yết trên Nasdaq của nhà sản xuất xe điện.

Reuters cho biết gần như toàn bộ doanh số bán lẻ của VinFast tại Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi các khoản khuyến mại khổng lồ được đưa ra thông qua chiến dịch tiếp thị chung với Vincity.

Mức độ phụ thuộc của VinFast vào các công ty trong Vingroup về bán hàng và tài chính chưa được báo cáo trước đây.

Hoạt động khuyến mại mạnh tay cho thấy rõ áp lực bán hàng mà VinFast đang phải đối mặt khi các dòng sản phẩm từ xe thể thao đa dụng VF8 cho đến crossover VF5 vẫn chưa thu hút được sự quan tâm đáng kể từ người mua riêng lẻ, khiến tỷ lệ sản xuất ở mức không có lãi.

VinFast chỉ bán được 35.000 chiếc xe điện vào năm ngoái, thấp hơn mục tiêu 50.000 chiếc, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng công suất chế tạo 300.000 xe tại nhà máy ở Hải Phòng. Năm nay, VinFast đặt mục tiêu bán 100.000 chiếc khi hãng mở rộng trên toàn cầu.

Mục tiêu tăng gần gấp ba doanh số bán xe trong năm nay của VinFast giờ đây có vẻ khó khăn hơn do nhu cầu xe điện toàn cầu suy yếu mạnh, có thể buộc hãng này phải tìm kiếm thêm hỗ trợ tài chính từ tập đoàn.

Cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện này đã giảm 97% kể từ mức đỉnh ngay sau khi ra mắt khi vốn hóa thị trường của họ vượt qua nhà sản xuất ôtô truyền thống Ford của Hoa Kỳ. VinFast hiện có giá trị 9,2 tỷ USD.

Giới phân tích: Mừng ít, lo nhiều về 2 tuyến đường sắt cao tốc Việt Nam-Trung Quốc 2030

 

Giới phân tích: Mừng ít, lo nhiều về 2 tuyến đường sắt cao tốc Việt Nam-Trung Quốc 2030

13/04/2024

Bốn nhà trí thức ở Việt Nam và Mỹ nói với VOA họ thấy lo nhiều hơn mừng về việc Việt Nam nhắm mục tiêu xây 2 tuyến đường sắt tốc độ cao nối thủ đô Hà Nội với Trung Quốc trước năm 2030.

Như VOA đã đưa tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết tối hôm 9/4 rằng quốc gia này tính xây một tuyến đường sắt tốc độ cao từ hai thành phố cảng Quảng Ninh và Hải Phòng qua Hà Nội đến tỉnh Lào Cai, giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc; và một tuyến từ Hà Nội đến tỉnh Lạng Sơn, giáp khu vực Quảng Tây của nước láng giềng.

Với thực tế Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 172 tỷ đô la năm 2023 và quý 1 năm nay đạt 43,6 tỷ đô la - bốn nhà trí thức nhận định với VOA rằng việc xây 2 tuyến đường sắt hiện đại dĩ nhiên mang lại những lợi ích nhất định cho Việt Nam, song họ cũng cảnh báo rằng những bất lợi có thể còn lớn hơn.

Nguy cơ bẫy nợ

“Nói tổng thể việc nối đường sắt Việt Nam-Trung Quốc, tôi cho rằng vẫn có lợi, bởi vì vận tải đường sắt là một trong những yếu tố tạo ra giá thành rất rẻ. Nhưng quản lý nó như thế nào, vận hành nó như thế nào để Việt Nam chiếm ưu thế hơn, thì đấy là vấn đề được đặt ra”, Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đưa ra suy nghĩ.

Góp lời về vấn đề này, một chuyên gia về chính sách công đã nghỉ hưu nói với VOA từ Hà Nội với điều kiện được ẩn danh: “Tất nhiên 2 tuyến đường sắt cũng đem lại chút lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam khi giao thông thuận tiện hơn. Nhưng đó là thứ lợi ích nhỏ nhoi rơi vãi”.

“Nó có mang lại cái lợi cho Việt Nam, có thể tăng cường buôn bán một ít, nhưng mà lợi thì ít mà hại thì nhiều hơn”, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một nhà phản biện nổi tiếng ở Việt Nam, nêu ý kiến.

Theo ông, không thể loại trừ nguy cơ tài chính nếu Việt Nam vay mượn Trung Quốc để làm 2 dự án.

Tôi nghĩ là nó bất lợi hơn là có lợi. Tôi nghĩ trường hợp Việt Nam cũng như những nước đang nghèo khó khác nếu đi vào con đường này là dính bẫy nợ của Trung Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến ở Mỹ

Ông Cống dẫn ra trường hợp một số nước bị sa lầy trong nợ nần với Trung Quốc, đã được báo chí quốc tế đưa tin: “Bẫy nợ Trung Quốc đã dàn ra, nhiều nước đã mắc rồi, như Sri Lanka, mấy nước châu Á, châu Phi đã mắc rồi. Khả năng của Việt Nam mắc bẫy nợ của Trung Quốc là lớn”.

Từ Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến có chung quan điểm với Giáo sư Nguyễn Đình Cống: “Tôi nghĩ là nó bất lợi hơn là có lợi. Tôi nghĩ trường hợp Việt Nam cũng như những nước đang nghèo khó khác nếu đi vào con đường này là dính bẫy nợ của Trung Quốc”.

Ông Tiến, với bề dày kinh nghiệm nhiều thập niên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giờ đã nghỉ hưu, cũng tỏ ý băn khoăn liệu 2 tuyến đường có đủ hành khách và khách hàng vận tải sử dụng không, nếu không sẽ lỗ.

“Trong nhiều trường hợp các nước khác mua đường sắt của Trung Quốc phải vay mượn người ta, kỹ thuật người ta nắm. Rốt cuộc, về lâu về dài anh sẽ dính vào bẫy nợ”, ông Tiến nói.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội.

Ám ảnh từ Cát Linh-Hà Đông

Cách Việt Nam nửa vòng trái đất, ông Tiến vẫn theo dõi và nắm thông tin về dự án đường sắt đô thị tai tiếng Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội do Trung Quốc cho vay và xây dựng.

Mỗi lần tôi nhìn thấy đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, tôi cảm thấy rùng mình và đặt câu hỏi ‘Tại sao nó lại như vậy?’ Việt Nam đã nghèo lại đầu tư theo kiểu đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì Việt Nam chẳng có cái lợi gì ở đây cả.
Giáo sư Đặng Hùng Võ

Ông xem đó như là điềm báo cho 2 tuyến đường sắt trong tương lai: “Mình đã thấy đường ngắn thôi, Cát Linh-Hà Đông đấy, đội vốn lên gấp đôi, nó kéo dài vô cùng. Hai dự án này tôi nghĩ cũng đi theo số phận như thế thôi”.

“Mỗi lần tôi nhìn thấy đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, tôi cảm thấy rùng mình và đặt câu hỏi ‘Tại sao nó lại như vậy?’ Việt Nam đã nghèo lại đầu tư theo kiểu đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì Việt Nam chẳng có cái lợi gì ở đây cả. Thì đấy chính là cái đặt ra trong đầu mỗi khi ta nhìn vào việc hợp tác rộng hơn về đường sắt”, Giáo sư Đặng Hùng Võ nói về tuyến tàu chỉ dài hơn 13 km.

Làm sao để 2 tuyến đường sắt dài hàng trăm kilomet đi qua những địa hình phức tạp sẽ có hiệu quả và mang lại lợi ích cho Việt Nam, tránh vết xe đổ của Cát Linh-Hà Đông, là câu hỏi lớn đặt ra với Bộ Giao thông-Vận tải và chính phủ Việt Nam, ông Võ lưu ý.

Với kinh nghiệm từng là Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, ông Võ gợi ý về điều cần làm để tránh thiệt hại, thất thoát: “Thứ nhất, kiểm soát việc chi tiêu đồng tiền thực sự hợp lý để Việt Nam không bị thua thiệt trong triển khai dự án lớn, giá trị cao. Hai tuyến đường sắt Lạng Sơn, Lào Cai thì tôi cho rằng Việt Nam phải đưa ra chủ trương chung là phải kết hợp cả hành khách lẫn hàng hóa”.

Ông Gary Bowerman, Giám đốc hãng Check-in Asia chuyên phân tích và marketing chiến lược về du lịch, hoạt động ở Hong Kong, Thượng Hải và Kuala Lumpur, đưa ra cảnh báo với VOA rằng “Các dự án hạ tầng đường sắt cao tốc cực kỳ tốn kém, gặp nhiều vấn đề về quyền sử dụng đất và môi trường, cũng như thường bị đội vốn và chậm tiến độ. Ngay cả khi những dự án này được duyệt, sẽ phải mất nhiều năm mới có khách đi tàu”.

Vị chuyên gia về chính sách công không muốn nêu tên ở Hà Nội đưa ra quan sát có tính sâu xa rằng “Quyền lợi lớn nhất vẫn rơi vào tay Trung Cộng khi họ sử dụng Việt Nam như là một cửa ngõ giao thương với thế giới để tiết giảm chi phí lưu thông hàng hóa trong hoàn cảnh hàng hóa Trung Quốc bị thế giới chèn ép mà các nước lại ưu ái hơn với Việt Nam”.

Từ góc nhìn của mình, chuyên gia này bình luận rằng “việc hợp tác với Trung Cộng để làm đường trên lãnh thổ Việt Nam là phải trả một giá đắt cả về an ninh quốc gia lẫn chi phí tài chính” nhưng không đi vào chi tiết.

Vẫn vị chuyên gia đưa ra quan điểm cá nhân rằng 2 tuyến đường sắt trong dự định cũng như cao tốc Bắc-Nam đang xây dựng và cao tốc Hà Nội-Sơn La đã hoàn thành “thực chất đều nằm trong chiến lược Vành đai-Con đường của nhà cầm quyền Bắc Kinh”.

Nhu cầu về sự minh bạch

Theo quan sát của VOA, chính phủ Việt Nam loan báo ý định xây 2 tuyến đường sắt hiện đại ở thời điểm được 4 tháng kể từ khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

Trong chuyến thăm, một kết quả nổi bật là hai nước tuyên bố cùng xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai”, mà giới phân tích cho rằng chính là “cộng đồng chung vận mệnh” với tên gọi khác. Bên cạnh đó, hai nước ký kết 2 bản ghi nhớ về “tăng cường hợp tác đường sắt” giữa hai bên và “tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc”.

Báo chí Việt Nam hôm 10/4 dẫn thông tin từ chính phủ chỉ nói rằng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao đi đến Lào Cai và Lạng Sơn kết nối với Trung Quốc được "ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030" nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết, dẫn đến những thắc mắc, nghi ngại trong số các nhà trí thức mà VOA tham khảo ý kiến.

Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đăng infographic về đề án đường sắt cao tốc của Việt Nam, tháng 11/2023.
Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đăng infographic về đề án đường sắt cao tốc của Việt Nam, tháng 11/2023.

“Tôi nhớ những dự án như thế này đã bị quốc hội Việt Nam phản đối, thế rồi bây giờ lại đưa ra, thậm chí tôi chưa hiểu họ có đưa ra quốc hội hay không, nhưng rõ ràng có gì đó khuất tất ở đây nếu không đưa ra. Nếu cứ tự tuyên bố như thế mà không có bước nào công khai cả thì rất khuất tất”, Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến nói. Ông cho rằng dư luận, đặc biệt là các đại biểu quốc hội, phải lên tiếng.

Phải là thảo luận trong toàn dân, đặc biệt là để giới trí thức phản biện. Việc này có thể là vội vàng và lợi bất cập hại.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Theo tìm hiểu của VOA, quốc hội Việt Nam đến nay chưa phê duyệt chủ trương đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và nối Hà Nội với Trung Quốc.

“Nếu đưa ra quốc hội thảo luận thì quốc hội cũng tán thành thôi tại vì quốc hội Việt Nam là nơi không đáng tin, sớm muộn người ta cũng tán thành. Phải là thảo luận trong toàn dân, đặc biệt là để giới trí thức phản biện. Việc này có thể là vội vàng và lợi bất cập hại”, Giáo sư Nguyễn Đình Công tỏ ý bi quan.

Đưa tin về 2 dự án đường sắt tốc độ cao nối Hà Nội với các địa phương Trung Quốc, một số hãng tin nước ngoài như Reuters, CNN… xem đó là một dấu hiệu nữa cho thấy quan hệ ấm lên giữa hai nước láng giềng cộng sản, bất chấp họ có những tranh chấp chưa thể hóa giải ở Biển Đông.

Xét bối cảnh hồi tháng 12 năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố cùng xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai”, Giáo sư Cống phán đoán rằng việc chính phủ Việt Nam công bố về 2 tuyến đường sắt có thể là một bước vội vàng có liên quan. “Có thể họ muốn thể hiện lòng trung thành, tận tụy với Tàu”, ông nói.

Trên bình diện địa-chính trị, Tiến sĩ Nguyễn Lê Tiến cho rằng nếu Việt Nam “ngày càng sa lầy” vào “cộng đồng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc sẽ không tốt cho Việt Nam: “Nước Việt Nam cần phải tiến về phía Tây phương thay vì dính dáng đến Trung Quốc, càng nhiều càng bất lợi. Cần phải xa Trung Quốc, càng xa càng tốt”.

Một phân tích của hãng tin Mỹ AP hồi tháng 5/2023 cho thấy hàng chục quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất - bao gồm cả Pakistan, Kenya, Zambia, Lào, Mông Cổ và Sri Lanka - cũng phải đối mặt với bất ổn kinh tế và thậm chí bị sụp đổ dưới gánh nặng nợ nần hàng trăm tỷ đô la tiền vay mượn.

Để trả nợ, họ mất đi một lượng tiền lớn chưa từng có từ thu thuế lớn mà lẽ ra cần phải dùng để chi cho trường học, cấp điện, thực phẩm và nhiên liệu, cũng như bị vắt kiệt dự trữ ngoại tệ để trả lãi cho các khoản vay.

Các quốc gia trong phân tích của AP có tới 50% khoản vay nước ngoài từ Trung Quốc và hầu hết đều dành hơn 1/3 lợi tức của chính phủ để trả nợ nước ngoài. Hai trong số đó - Zambia và Sri Lanka - đã vỡ nợ, thậm chí không thể trả lãi cho các khoản vay cho việc xây dựng cảng, hầm mỏ và nhà máy điện.