Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách hối lộ in tiền nhựa Polymer



Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách hối lộ in tiền nhựa Polymer

Nguồn tin của báo Vncentral cho biết trang WikiLeaks đưa ra hôm 29/07/2014 cho biết chính phủ Úc đã ra lệnh cấm tiết lộ về hồ sơ tham nhũng nhiều triệu đôla, cấm tiết lộ tên của các lãnh tụ quá khứ và đương nhiệm của Indonesia, Mã Lai và Việt Nam, kể cả thân nhân của họ và các quan chức cao cấp khác.
Lệnh kiểm duyệt này liệt kê 17 cá nhân, trong đó bao gồm “tất cả Thủ tướng tiền nhiệm và đương nhiệm của Malaysia”, “Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam”, “Súilo Bambang Yudhovono (còn gọi là SBY), Tổng thống đương nhiệm của Indonesia (từ năm 2004)”, “Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001-2004) và lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P” và 14 quan chức cấp cao và người thân khác từ các quốc gia, những người này đặc biệt không thể bị nêu tên trong quá trình điều tra tham nhũng.
vncentral_truong-tan-sang-nguyen-tan-dung-co-ten-trong-danh-sach-hoi-lo-in-tien-nhua-polymer
Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam (từ năm 2011). Ảnh : vncentral.net
Một trong các tình tiết khiến nhiều người quan tâm chính là mối quan hệ giữa đại tá an ninh Lương Ngọc Anh với cảnh sát Victoria, Úc. Ông Lương Ngọc Anh, chính là giám đốc công ty CFTD, công ty bị báo chí Úc cáo buộc là trung gian đưa hối lộ giữa Securency với các quan chức Việt Nam.
Theo thông tin được đưa ra tại tòa, cảnh sát Victoria đã thuê ông Lương Ngọc Anh làm trung gian để bán các máy móc thử nghiệm DNA, lấy dấu tay cho cảnh sát Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002.
vncentral_truong-tan-sang-nguyen-tan-dung-co-ten-trong-danh-sach-hoi-lo-in-tien-nhua-polymer -
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam (từ năm 2006). Ảnh : vncentral.net
Điều đáng chú ý là ông Lương Ngọc Anh cũng bị cáo buộc là đã nhận 15 triệu đô la tiền hoa hồng môi giới cho hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam. Cảnh sát điều tra Liên bang Úc nói với tòa án vào tháng trước rằng công ty CFTD là cánh tay của chính phủ và những khoản tiền môi giới trả cho Lương Ngọc Anh để có hợp đồng in tiên chính là những khoản tiền tham nhũng.
Đặc biệt, bản tin WikiLeaks hôm 29-7-2014 chỉ nhắc tên ông Trương Tấn Sang, nhưng không nhắc tên Lê Đức Thúy (lúc chuyện hối lộ xảy ra là Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương VN), và Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh, người trong hồ sơ mấy năm trước được báo Úc cho là cầm tiền hối lộ của RBA.
vncentral_truong-tan-sang-nguyen-tan-dung-co-ten-trong-danh-sach-hoi-lo-in-tien-nhua-polymer --
Đại tá công an Lương Ngọc Anh. Ảnh : vncentral.net
Ông Julian Assange, người xuất bản WikiLeaks, cho biết về lệnh kiểm duyệt:
“Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bộ trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để nhằm che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc.”
“Khái niệm về “an ninh quốc gia” không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do “an ninh quốc gia” là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của “giá trị Châu Á” tới Úc”.

Các tin khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.