Nhà văn Võ Thị Hảo viết: 'Các nước độc tài lợi dụng ‘cơn sốt’ Lý Quang Diệu'
Theo:BBC Tiếng Việt
Theo:BBC Tiếng Việt
Sinh thời, chính cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu từng nói những câu như:
"Hãy đậy nắp quan tài lại, rồi quyết định. Khi đó bạn hãy đánh giá tôi. Tôi có thể vẫn làm gì đó ngu ngốc trước khi nắp quan tài của tôi đóng lại; " hay
"…Tôi không nói rằng mọi thứ tôi làm là đúng nhưng mọi thứ tôi làm là vì một mục đích cao đẹp. Chắc tôi cũng đã làm những việc nhơ nhớp, giam giữ dân mà không xét xử…"
Và là một người thực tế, ngay từ lúc còn khỏe mạnh, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hình dung trước rằng trong dòng người đổ về viếng ông, trong một rừng những lời ngợi ca công tích của ông như một cha già lập quốc và đem đến sự thịnh vượng cho đất nước cũng là ngày người ta sẽ nghiêm khắc hơn trong phán xét ông.
Những món quà
Thành công của Lý Quang Diệu đã biến thành những “món quà” cho nhiều chính trị gia trên thế giới. Đảo quốc Sư tử đã đem lại ảo tưởng thành công cho những người có hy vọng theo đuổi chính thể độc tài có hơi hướng gia đình trị trong thế giới hiện đại.
Đó là tài năng, kiến thức, danh dự, ý chí sắt đá trong những cố gắng áp dụng nhưng thành tựu theo mô hình dân chủ của các nước phương Tây, đồng thời kiên quyết xóa bỏ những thành phần theo chủ nghĩa cộng sản tại đảo quốc này để đưa Singapore đi lên.
Cũng không thể quên rằng trước khi bước chân ra chính trường, Lý Quang Diệu và con trai ông, ngoài tài năng, đã là những trí thức được đào tạo thực sự tại trường đại học danh tiếng của Anh quốc, đã thấm nhuần những giá trị nhân văn cũng như khoa học kỹ thuật và điều hành thể chế chính trị hiện đại của phương Tây.
Dung dưỡng độc tài
Trung Quốc, Việt Nam đã bày tỏ sự ưa chuộng Lý Quang Diệu bằng một chính sách khả dĩ dung dưỡng nền độc tài. Họ đương nhiên bác bỏ các chuẩn mực phương Tây về dân chủ và kinh tế thị trường tự do, lựa chọn đường lối chủ nghĩa độc đoán có phần cải cách để cai trị. Điều mà họ đem ra chống đỡ với dư luận là nền dân chủ phải thích ứng với các giá trị Á đông và liên tục đe dọa rằng sẽ sụp đổ nếu họ trở thành một quốc gia có nền dân chủ.
Với hơn 30 lần viếng thăm Trung quốc trong đời Lý Quang Diệu, người ta có thể thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đã rất tài giỏi và tinh vi trong việc lựa chọn áp dụng mô hình Lý Quang Diệu cho quản lý xã hội, với chủ nghĩa thực dụng để phát triển kinh tế thương mại, bên cạnh đó lợi dụng ông như một bằng chứng thành công rực rỡ của việc đàn áp tự do và nhân quyền.
Người ta không thể không nhận ra thủ đoạn áp dụng những mặt tối trong mô hình cai trị của Lý Quang Diệu tại Việt Nam hiện nay.
Hiện tượng gia đình trị, thân hữu trị trong các tập đoàn quyền lực Việt Nam ngày càng phổ biến khi các nhà cầm quyền bằng mọi giá đã đưa con cháu thân tín vào những vị trí quyền lực quan trọng, chuẩn bị cho sự “nối ngôi” về sau.
Singapore chuyển đổi
Mặc dù tôn sùng Lý Quang Diệu như một ông thánh, nhưng người Singapore đã nghĩ đến một sự chuyển đổi mô hình cho hợp thời đại, khi những người trẻ tuổi ý thức mạnh mẽ hơn về nhân quyền.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận ra nguy cơ đó khi thu nhập bình quân đầu người của Singapore vẫn đang ở top đứng đầu thế giới: “Chúng ta đang ở ngã rẽ, cần thay đổi. Hiện nay chúng ta đang thành công, phồn vinh, nhưng không phải không tồn tại các vấn đề và đều cần phải giải quyết”.
Nhà cầm quyền hiện nay của Singapore đã nhận ra những điều bất cập này và đang gấp rút nghiên cứu cải cách thể chế.
Nhưng nhiều nhà độc tài khác lại chỉ khai thác những hạn chế của mô hình này để làm bùa phép biện minh cho nền chính trị bất công và tàn bạo của họ.
Khi mới lập quốc trong những năm 60 của thế kỷ 20, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.
Nửa thế kỷ sau, do thể chế xã hội chủ nghĩa và “ công tích” kìm hãm phát triển đất nước của những nhà cầm quyền Việt Nam, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 đã thấp 56 lần so với Singapore (1.400 USD/đầu người Việt Nam, Singapore là 78.744 USD/người).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/4/2014 cho biết, theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009, thì thu nhập của Việt Nam đã tụt hậu tới 158 năm so với Singapore và 95 năm so với Thái lan chứ chưa nói đến thời kinh tế suy thoái như hiện nay.
Con đường của Singapore đã đi là con đường ngược lại với lý tưởng và thể chế cộng sản nên đã đem lại những kết quả hoàn toàn đối lập.
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Võ Thị Hảo hiện đang ở Berlin, Đức.
"Hãy đậy nắp quan tài lại, rồi quyết định. Khi đó bạn hãy đánh giá tôi. Tôi có thể vẫn làm gì đó ngu ngốc trước khi nắp quan tài của tôi đóng lại; " hay
"…Tôi không nói rằng mọi thứ tôi làm là đúng nhưng mọi thứ tôi làm là vì một mục đích cao đẹp. Chắc tôi cũng đã làm những việc nhơ nhớp, giam giữ dân mà không xét xử…"
Và là một người thực tế, ngay từ lúc còn khỏe mạnh, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hình dung trước rằng trong dòng người đổ về viếng ông, trong một rừng những lời ngợi ca công tích của ông như một cha già lập quốc và đem đến sự thịnh vượng cho đất nước cũng là ngày người ta sẽ nghiêm khắc hơn trong phán xét ông.
Những món quà
Thành công của Lý Quang Diệu đã biến thành những “món quà” cho nhiều chính trị gia trên thế giới. Đảo quốc Sư tử đã đem lại ảo tưởng thành công cho những người có hy vọng theo đuổi chính thể độc tài có hơi hướng gia đình trị trong thế giới hiện đại.
Đó là tài năng, kiến thức, danh dự, ý chí sắt đá trong những cố gắng áp dụng nhưng thành tựu theo mô hình dân chủ của các nước phương Tây, đồng thời kiên quyết xóa bỏ những thành phần theo chủ nghĩa cộng sản tại đảo quốc này để đưa Singapore đi lên.
Cũng không thể quên rằng trước khi bước chân ra chính trường, Lý Quang Diệu và con trai ông, ngoài tài năng, đã là những trí thức được đào tạo thực sự tại trường đại học danh tiếng của Anh quốc, đã thấm nhuần những giá trị nhân văn cũng như khoa học kỹ thuật và điều hành thể chế chính trị hiện đại của phương Tây.
Dung dưỡng độc tài
Trung Quốc, Việt Nam đã bày tỏ sự ưa chuộng Lý Quang Diệu bằng một chính sách khả dĩ dung dưỡng nền độc tài. Họ đương nhiên bác bỏ các chuẩn mực phương Tây về dân chủ và kinh tế thị trường tự do, lựa chọn đường lối chủ nghĩa độc đoán có phần cải cách để cai trị. Điều mà họ đem ra chống đỡ với dư luận là nền dân chủ phải thích ứng với các giá trị Á đông và liên tục đe dọa rằng sẽ sụp đổ nếu họ trở thành một quốc gia có nền dân chủ.
Với hơn 30 lần viếng thăm Trung quốc trong đời Lý Quang Diệu, người ta có thể thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đã rất tài giỏi và tinh vi trong việc lựa chọn áp dụng mô hình Lý Quang Diệu cho quản lý xã hội, với chủ nghĩa thực dụng để phát triển kinh tế thương mại, bên cạnh đó lợi dụng ông như một bằng chứng thành công rực rỡ của việc đàn áp tự do và nhân quyền.
Người ta không thể không nhận ra thủ đoạn áp dụng những mặt tối trong mô hình cai trị của Lý Quang Diệu tại Việt Nam hiện nay.
Hiện tượng gia đình trị, thân hữu trị trong các tập đoàn quyền lực Việt Nam ngày càng phổ biến khi các nhà cầm quyền bằng mọi giá đã đưa con cháu thân tín vào những vị trí quyền lực quan trọng, chuẩn bị cho sự “nối ngôi” về sau.
Singapore chuyển đổi
Mặc dù tôn sùng Lý Quang Diệu như một ông thánh, nhưng người Singapore đã nghĩ đến một sự chuyển đổi mô hình cho hợp thời đại, khi những người trẻ tuổi ý thức mạnh mẽ hơn về nhân quyền.
Thủ tướng Lý Hiển Long đã nhận ra nguy cơ đó khi thu nhập bình quân đầu người của Singapore vẫn đang ở top đứng đầu thế giới: “Chúng ta đang ở ngã rẽ, cần thay đổi. Hiện nay chúng ta đang thành công, phồn vinh, nhưng không phải không tồn tại các vấn đề và đều cần phải giải quyết”.
Nhà cầm quyền hiện nay của Singapore đã nhận ra những điều bất cập này và đang gấp rút nghiên cứu cải cách thể chế.
Nhưng nhiều nhà độc tài khác lại chỉ khai thác những hạn chế của mô hình này để làm bùa phép biện minh cho nền chính trị bất công và tàn bạo của họ.
Khi mới lập quốc trong những năm 60 của thế kỷ 20, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”.
Nửa thế kỷ sau, do thể chế xã hội chủ nghĩa và “ công tích” kìm hãm phát triển đất nước của những nhà cầm quyền Việt Nam, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 đã thấp 56 lần so với Singapore (1.400 USD/đầu người Việt Nam, Singapore là 78.744 USD/người).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 14/4/2014 cho biết, theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009, thì thu nhập của Việt Nam đã tụt hậu tới 158 năm so với Singapore và 95 năm so với Thái lan chứ chưa nói đến thời kinh tế suy thoái như hiện nay.
Con đường của Singapore đã đi là con đường ngược lại với lý tưởng và thể chế cộng sản nên đã đem lại những kết quả hoàn toàn đối lập.
Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Võ Thị Hảo hiện đang ở Berlin, Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.