Loạt Bài Về Hướng Đi Cho Nông Nghiệp Việt
Bài 4: Nông nghiệp Việt và những thách thức
Tác Giả: Đỗ Tuyết Khanh – Saigon Tiếp Thị -
SGTT – Cũng như các quốc gia khác, gia tăng dân số, hao hụt đất đai vì ô nhiễm, đô thị hoá và công nghiệp hoá, thâu tóm đất đai, và nhất là biến đổi khí hậu đều là những vấn đề đè nặng lên nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Cạnh đó, còn có những điểm yếu đặc thù làm bức tranh tổng thể nông nghiệp và nông thôn Việt Nam càng đáng lo ngại hơn. Nông thôn Việt Nam vẫn còn rất nghèo, tuy chiếm 70% dân số và đóng góp 20% vào GDP, thu nhập của nông dân chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước, và 1/4 mức bình quân ở thành thị, tỷ lệ đói nghèo còn cao (18%). Ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp, nông thôn, từ nhiều năm nay vẫn không quá 10% tổng số vốn đầu tư, nông dân chỉ hưởng 25% các đầu tư về giáo dục và y tế.
Sự phân hoá thành thị và nông thôn là trái bom nổ chậm, sớm muộn sẽ dẫn đến bất ổn xã hội trầm trọng, như đã xảy ra tại một số nơi ở Trung Quốc.
Trong các khó khăn nhiều mặt của nông nghiệp Việt Nam, xin nêu lên những vấn đề chính và cấp bách nhất.
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm đang trở thành một hiện tượng “bình thường” của cuộc sống, hậu quả tất yếu và cái giá phải trả của “công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”? Đáng sợ không kém những tác hại của nó là tâm lý bất lực chung: người dân cam chịu, chính quyền lúng túng hoặc dung túng, các công ty chai lì, bất chấp luật lệ và dư luận.
Chính sách và luật lệ vô hiệu khi còn nhiều lỗ hổng. Các cuộc kiểm tra phải được báo trước nên nhà máy dễ che giấu các vi phạm và các mức phạt quá thấp nên nhiều công ty chọn trả tiền phạt thay vì lắp đặt hệ thống kiểm soát ô nhiễm tốn kém. Các vi phạm không được xử lý kiên quyết và nghiêm minh, vì tham nhũng, vì quyền lợi của một số người, vì nể nang nhau giữa cơ quan nhà nước và xí nghiệp cũng của Nhà nước, hay vì những khiếm khuyết cố hữu trong việc thi hành luật.
Tương lai sẽ ra sao khi theo chính các thống kê của bộ Tài nguyên và môi trường, hiện có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.450 trên tổng số 2.100 làng nghề gây ô nhiễm? Trong số 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay, 80% sử dụng công nghệ cũ kỹ của những năm 80, thậm chí những năm 70, 60 của thế kỷ trước, hầu hết đều gây ô nhiễm môi trường.
Đô thị hoá cũng là một nguồn ô nhiễm lớn. Áp lực rất nặng của đô thị hoá lên môi trường càng trầm trọng hơn ở Việt Nam với cung cách phát triển xô bồ, vô tổ chức và vô ý thức ở nhiều nơi.
Song phải nói là nông nghiệp không chỉ là nạn nhân mà cũng có trách nhiệm. Phân bón và các thuốc trừ sâu hoá học làm biến chất lớp đất tự nhiên, ô nhiễm sông ngòi và mạch nước ngầm…
“Thu hồi” đất đai
Diện tích đất canh tác trên đầu người của Việt Nam hiện nay thuộc loại rất thấp trên thế giới và ngày càng ít đi. Chỉ trong bảy năm, từ 2001 đến 2007, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đã lên nửa triệu ha, hơn 80% là đất tốt, canh tác hai vụ lúa một năm. Theo bộ Tài nguyên và môi trường, có khả năng từ nay đến 2020, từ 10 – 15% đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Đất nông nghiệp đang bị mất đi trong nhiều điều kiện rất vô lý. Nhiều khu công nghiệp, dịch vụ nằm trên những “bờ xôi ruộng mật”, dù đã có lệnh bảo vệ những vùng này. Có nơi, dự án lấy đất xong rồi bỏ đó, bạc màu, hoang hoá. Có nơi, dự án thi công phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, khiến nông dân không thể canh tác được nữa. Phi lý nhất là “phong trào” dùng đất nông nghiệp để xây sân golf.
Ngoài việc ảnh hưởng đến an ninh lương thực, các nông dân mất đất cũng mất phương tiện sinh sống. Một khi dùng cạn số tiền đền bù, thường là rẻ mạt, họ rơi vào cuộc sống bấp bênh của những người “ba không”: không đất để cày, không nghề để sống, không nơi để đi.
Trong quá trình phát triển của một nước, tất nhiên có những nhu cầu mâu thuẫn nhau. Công nghiệp hoá là một trong những con đường giúp ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, tất nhiên đòi hỏi một số hy sinh, nhưng phải làm sao hy sinh ít nhất và một cách hợp lý nhất.
Nông dân và doanh nghiệp lẽ ra phải là những đối tác bình đẳng, quyền lợi phải được coi trọng ngang chứ không thể như người ban ơn và nhận ơn.
Cơ chế
Tình trạng sản xuất phân tán làm nông dân thiệt thòi nhiều mặt: các ngân hàng, tổ chức khuyến nông không thể đưa dịch vụ tới tận những làng bản xa xôi cho từng nông dân nhỏ lẻ vì chi phí quá cao. Các chương trình điện hoá, cung cấp nước sạch không đến được những gia đình rải rác trong những vùng sâu và xa. Quan trọng hơn cả là vấn đề hiệu quả kinh tế. Quy mô nhỏ lẻ là kết quả của một quá trình lịch sử dài, nhưng trong thời hội nhập, nông nghiệp phải tiến đến một nền sản xuất lớn có giá trị gia tăng với những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định.
Xin đưa ra một thí dụ: gạo, mặt hàng chủ lực của nông nghiệp và xuất khẩu Việt Nam.
Giữa nông dân và thị trường, thông qua các doanh nghiệp thu mua và chế biến, dù là cho xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, quan hệ càng trực tiếp càng có lợi cho người sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp không thể ký, chưa nói đến việc thực hiện hợp đồng với hàng trăm ngàn nông dân để có đủ số lượng cần thiết nên cần bộ phận trung gian là các thương lái. Vì cách thu mua này mà tuy Việt Nam mang danh nước xuất khẩu gạo thứ nhì trên thế giới, chất lượng gạo Việt Nam luôn thấp vì gom từ nhiều nguồn, nhiều loại lúa trộn lẫn, gạo xay ra chủ yếu phẩm cấp thấp. Giá gạo Việt Nam thấp nhất trong sáu nước xuất khẩu gạo chính. Nông dân không lời khi thị trường thuận lợi và phải chịu lỗ khi nông sản mất giá.
Nông dân và doanh nghiệp lẽ ra phải là những đối tác bình đẳng, quyền lợi phải được coi trọng ngang chứ không thể như người ban ơn và nhận ơn. Cách làm tự phát, thiếu định hướng, thiếu hướng dẫn hiện nay đẩy người nông dân vào thế bị ép và phải chấp nhận thua thiệt mọi bề.
Sự yếu thế này có thể giải thích do hệ thống thu mua và nhất là vai trò của hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lương thực, nhưng không phải là một hiệp hội ngành hàng (trade association) mà thực chất là cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động theo điều lệ do bộ trưởng bộ Nội vụ phê duyệt, và chịu sự quản lý của bộ Thương mại (nay là bộ Công thương). Hiệp hội này có những quyền hạn to lớn và các chức năng của Nhà nước như phân hạn ngạch và cấp quota xuất khẩu. Điều này tạo ra xung đột lợi ích, biến cơ chế thành công cụ bảo vệ quyền lợi của một nhóm.
Tập hợp nông dân lại thành tổ chức là một nhu cầu bức bách và là điều các nhà kinh tế đã kêu gọi từ nhiều năm nhưng chưa thành hiện thực. Lý do phải chăng là vì nói đến “hợp tác xã”, dù là kiểu mới, “tích tụ ruộng đất”,… vẫn còn làm liên tưởng ngay đến cải cách ruộng đất, hợp tác hoá cưỡng bức? Cũng có thể tự hỏi: lực cản là từ não trạng người nông dân hay là từ những tổ chức không muốn thay đổi cán cân lực lượng hiện rất có lợi cho họ – những công ty nhà nước trong hiệp hội?
Một mặt, nông dân phải có một tổ chức thực sự mang tiếng nói, bảo vệ quyền lợi, phản ánh đích lhực những nhu cầu và nguyện vọng của họ. Hội Nông dân Việt Nam không đóng vai trò này vì
đây chủ yếu là một tổ chức chính trị – xã hội chứ không phải là một tổ chức kinh tế. Mặt khác, cần phải xem lại vai trò của hiệp hội Lương thực và cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý nhà nước trong nông nghiệp, nhất là trong việc quản lý các khoản đầu tư.
Nhà nước còn thiếu những chính sách điều phối cụ thể để đảm bảo thu nhập người nông dân. Chẳng hạn, hệ thống kho đệm (buffer stocks) ở nhiều nước cho phép điều tiết cung cầu, Nhà nước mua vào khi sản xuất dư, bán ra thị trường khi sản xuất thiếu để ổn định giá cả cho cả người tiêu thụ lẫn người sản xuất.
Nông dân cũng phải được hỗ trợ phía đầu vào: chỉ cần Nhà nước giữ vững giá phân bón thôi, chẳng hạn, cũng giúp họ cầm cự trước lạm phát.
Tập hợp nông dân lại thành tổ chức là một nhu cầu bức bách và là điều các nhà kinh tế đã kêu gọi từ nhiều năm nhưng chưa thành hiện thực. Lý do phải chăng là vì nói đến “hợp tác xã”, dù là kiểu mới, “tích tụ ruộng đất”,… vẫn còn làm liên tưởng ngay đến cải cách ruộng đất, hợp tác hoá cưỡng bức? Cũng có thể tự hỏi: lực cản là từ não trạng người nông dân hay là từ những tổ chức không muốn thay đổi cán cân lực lượng hiện rất có lợi cho họ – những công ty nhà nước trong hiệp hội.
Chỉ khi nào thu nhập tương đối ổn định, nông dân mới có thể nghĩ đến đầu tư để phát triển hay cải thiện năng suất và sản phẩm. Chỉ khi nào có và áp dụng các chính sách điều phối về nông sản và giá cả, nông dân mới mong thoát khỏi cuộc sống bấp bênh, làm mùa nào biết vụ ấy, chỉ một xui xẻo nhỏ cũng có thể khánh kiệt.
Những biện pháp thường cần phải tính để bảo vệ nông nghiệp, nông dân khi hội nhập là phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm cho mất mùa hay mất thu nhập vì nhập khẩu tăng quá nhanh hay biến động giá thị trường.
Bài 5: Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Tác giả :TS. Nguyễn Quốc Vọng – Tia Sáng – 1 May 2014
Cơ cấu cây trồng bất cân đối và chuỗi ngành hàng thiếu đồng bộ là hai thực trạng cơ bản khiến nông nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt các lợi ích trong thương mại quốc tế.
Cơ cấu cây trồng bất cân đối
Từ bao đời nay, lúa vẫn là cây nông nghiệp độc canh của Việt Nam, thu hút mức độ đầu tư rất cao về nhân sự, nghiên cứu, đất đai, cơ sở tổ chức, lao động và tài chính. Nhưng điểm yếu của phương thức độc canh này là dễ dàng phát sinh bệnh hại, dẫn đến việc phải phun xịt một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nông sản và ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người sử dụng thuốc cũng như người tiêu dùng thực phẩm. Đồng thời, việc chú trọng quá nhiều vào lúa gạo cũng khiến nông nghiệp Việt Nam không thể khai thác hiệu quả nguồn lợi từ thị trường quốc tế dành cho một số nông sản khác, đặc biệt là rau củ quả – trên thế giới thị trường rau, hoa quả có giá trị lớn gấp 7 lần so với thị trường gạo.
Tình trạng bất cân đối cơ cấu cây trồng trên đây không chỉ do Việt Nam chưa có định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường thế giới, mà còn do người nông dân và các doanh nghiệp vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro nên không dám đầu tư vào những ngành xuất khẩu đòi hỏi đầu tư công nghệ cao và có hệ thống như rau, hoa quả, chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng nông phẩm thô như với lúa gạo, cà phê hay chè. Chính sách đất nông nghiệp chỉ cho phép sử dụng có thời hạn cũng làm tăng rủi ro cho người sử dụng đất, càng khiến các doanh nghiệp trong và ngoài nước không mặn mà với việc đầu tư có chiều sâu cho công nghệ cao trong nông nghiệp.
Vì vậy, kể cả sau khi gia nhập WTO, tổ chức thương mại có kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá hàng nghìn tỷ USD, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều hơn các sản phẩm gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, và sắn, nhưng lượng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa quả vẫn gần như ở mức yếu nhất.
Bảng 1. Thị trường nhập khẩu thế giới và một số mặt hàng nông sản xuất khầu chủ lực của Việt Nam. (Nguồn: FAO, http://unstats.un.org/unsd/default.htp)
Mặt hàng | Thị trường nhập khẩu thế giới, USD
2010
| Xuất khẩu Việt Nam, USD | ||||
2006 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Rau quả | 97,900,226,000 | 300,000,000 | 420,000,000 | 411,500,000 | 515,000,000 | 770,000,0006) |
Hoa | 25,000,000,000 | 10,000,000 | 14,200,000 | 60,000,000 | 60,000,000 | N/A |
Lúa gạo | 16,818,180,0001) | 1,489,970,000 | 2,600,000,000 | 3,230,000,000 | 3,700,000,000 | 3,700,000,000 |
Cà phê | 7,548,041,000 | 1,911,463,000 | 1,800,000,000 | 1,670,000,000 | 2,300,000,000 | 3,740,000,000 |
Cao su | 7,488,707,000 | 1,400,000,000 | 1,200,000,000 | 2,320,000,000 | 2,700,000,000 | 2,850,000,0005) |
Chè | 4,369,975,0001) | 130,833,000 | 180,000,000 | 200,000,000 | 182,000,000 | 243,000,0004) |
Hạt điều | 1,719,352,0002) | 653,863,000 | 850,000,000 | 1,140,000,000 | 1,400,000,000 | 1,480,000,000 |
Sắn | N/A | N/A | N/A | N/A | 815,000,0007) | 1,312,020,000 |
Hạt tiêu | 1,761,363,600 | 271,011,000 | 328,000,000 | 390,000,000 | 775,000,000 | 802,000,000 |
Thế giới | 1,361,853,000,0003) | 8,300,000,000 | 15,300,000,000 | 19,150,000,000 | 25,000,000,000 | 27,310,000,000 |
1) Thị trường năm 2009, Trade Vietnam
2) Thị trường năm 2009, FAO
3) Thị trường thế giới năm 2006
4) Hiệp hội Chè Việt Nam VITAS, 2012
5) www.caosu.net
6) Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam – www.iasvn.org
7) Dữ liệu của 10 tháng đầu năm 2011
N/A: Chưa có số liệu
Chuỗi ngành hàng không đồng bộ
Hiện nay chúng ta đã có một số thành công trong công nghệ cao về tạo giống và cải thiện trong phương pháp canh tác: đã có nhiều giống lúa, ngô, cà phê, v.v có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt; đã có nhiều mô hình trồng rau dùng màn che, phủ luống, trồng cà phê áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống tưới phun có hiệu quả; đã áp dụng chế phẩm sinh học EM (Effective Microoganisms) đại trà nhiều nơi để thay thế thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Nhờ những công nghệ mới này mà lúa gạo đã được trồng trên những cánh đồng lớn, cơ giới hóa, đưa sản lượng tăng cao đáng kể, từ 19 triệu tấn năm 1990 lên 32 triệu tấn năm 2000 và 42 triệu tấn năm 2011.
2) Thị trường năm 2009, FAO
3) Thị trường thế giới năm 2006
4) Hiệp hội Chè Việt Nam VITAS, 2012
5) www.caosu.net
6) Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam – www.iasvn.org
7) Dữ liệu của 10 tháng đầu năm 2011
N/A: Chưa có số liệu
Chuỗi ngành hàng không đồng bộ
Hiện nay chúng ta đã có một số thành công trong công nghệ cao về tạo giống và cải thiện trong phương pháp canh tác: đã có nhiều giống lúa, ngô, cà phê, v.v có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt; đã có nhiều mô hình trồng rau dùng màn che, phủ luống, trồng cà phê áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống tưới phun có hiệu quả; đã áp dụng chế phẩm sinh học EM (Effective Microoganisms) đại trà nhiều nơi để thay thế thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Nhờ những công nghệ mới này mà lúa gạo đã được trồng trên những cánh đồng lớn, cơ giới hóa, đưa sản lượng tăng cao đáng kể, từ 19 triệu tấn năm 1990 lên 32 triệu tấn năm 2000 và 42 triệu tấn năm 2011.
Tuy nhiên, vì chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng xuyên suốt và đồng bộ, nên khi sản lượng lúa gạo đạt đỉnh thì chúng ta gặp những khó khăn như thiếu kho tàng để tạm trữ lúa sau thu hoạch, thiếu nhà mát để lưu kho, thiếu cơ sở để chế biến, và quan trọng hơn hết là thiếu thị trường để tiêu thụ một lượng hàng “thô” dồi dào trong khi hoạt động chế biến còn rất hạn chế. Thêm vào đấy, nông dân vào thời điểm thu hoạch cũng đã hết tiền nên phải bán tháo để lấy vốn cho kỳ tới. Về cơ bản các hiệp hội về nông dân và nông nghiệp Việt Nam chưa giúp nông dân giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả.
Kết luận
Việc đầu tư và phát triển không đồng bộ trong chuyển giao công nghệ vào chuỗi ngành hàng, những hạn chế trong thành phần sản xuất và tổ chức quản lý, đặc biệt hạn kỳ sử dụng đất và thủ tục giấy tờ rườm rà ở nông thôn đã và đang làm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, trà, v.v, không ứng dụng được công nghệ cao, chất lượng thấp, và “được mùa” thì “mất giá” – giá xuất khẩu chỉ đạt khoảng 50-60% giá trung bình thế giới. Trong khi đó, đất có thể canh tác của Việt Nam đã khai thác gần hết, người lao động ở nông thôn đã bỏ lên thành phố khá nhiều, và trong những năm tới năng suất trên một diện tích tuy sẽ vẫn tăng nhưng không ở mức đáng kể như mấy năm qua.
Vì vậy, để đột phá nông nghiệp Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất, đó là áp dụng chính sách nông nghiệp/đất đai vì nông dân, xây dựng chuỗi ngành hàng, tích cực hỗ trợ việc đổi mới công nghệ và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, có như vậy mới tạo động lực để người nông dân và các doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng nông phẩm, thích nghi với nhu cầu của các thị trường và tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong kỷ nguyên hội nhập.
Nông sản trong thời đại WTO là sự tổng hợp của một chuỗi giá trị với sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba khâu: i) kỹ thuật/công nghệ, ii) quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, và iii) thành phần tham gia sản xuất. Nhưng Việt Nam chỉ mới phát triển tốt cho một vài khâu, chưa hình thành một chuỗi ngành hàng xuyên suốt, đồng bộ.
Case Study: Australia
Australia có dân số khoảng 21,5 triệu người. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ có khoảng 400.000 người, chiếm 4% lực lượng lao động nhưng chỉ số tự cung tự cấp về thực phẩm của Australia cao nhất thế giới. Sản lượng lương thực và vải vóc trung bình của mỗi người nông dân đủ để “nuôi” 190 người. Đây là con số kỷ lục, chưa có nông dân nước nào trên thế giới có thể sánh được, kể cả nông dân Mỹ.
Australia có dân số khoảng 21,5 triệu người. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ có khoảng 400.000 người, chiếm 4% lực lượng lao động nhưng chỉ số tự cung tự cấp về thực phẩm của Australia cao nhất thế giới. Sản lượng lương thực và vải vóc trung bình của mỗi người nông dân đủ để “nuôi” 190 người. Đây là con số kỷ lục, chưa có nông dân nước nào trên thế giới có thể sánh được, kể cả nông dân Mỹ.
Australia có chính sách kinh tế thị trường hướng đến xuất khẩu. Tuy nông nghiệp chỉ chiếm 3% GDP của cả nước, nhưng chính phủ Australia vẫn luôn có chủ trương giao việc cho nông dân, xem họ là thành phần chủ quản. Vì nông dân là chủ thể của nông thôn nên thành phần này rất được chính phủ chú trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ về khoa học và công nghệ. Do vậy họ luôn cố gắng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững có lợi cho ngành và toàn xã hội.
Ngoài ra nông dân Australia được khuyến khích thành lập Hiệp hội để quản lý ngành nghề của mình. Vì Hiệp hội là của nông dân, do nông dân thành lập nên đã thực sự giúp nông dân tổ chức tốt và quản lý hiệu quả dây chuyền sản xuất. Kiến thức rộng và kỹ năng cao của Hiệp hội đã hướng dẫn chính xác trong tính toán cung-cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nông dân Australia do vậy không cần phải “chặt/trồng“ để theo đuôi thị trường, cũng không cần phải tiếp cận với thương lái trong những thương vụ mang tầm vĩ mô như xuất khẩu, nhập khẩu vì đã có Hiệp hội lo. Rất ít khi xảy ra cảnh “được mùa mất giá” vì thị trường luôn định hướng trước khi sản xuất. Thu nhập cao là điểm then chốt giúp nông dân Australia bám trụ, xây dựng nông thôn mới, và tiếp tục đưa nền nông nghiệp của quốc gia này tiến lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.