Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Toàn cảnh 1 năm mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370

Toàn cảnh 1 năm mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370

(Quốc tế) - Ngày 8/3/2014, máy bay của Malaysia Airlines biến mất bí ẩn giữa hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Nỗ lực tìm kiếm MH370 kéo dài một năm nhưng chưa đạt kết quả đáng kể.

Sáng ngày 8/3/2014, máy bay Boeing 777-200 cất cánh rời Kuala Lumpur lúc 0h41 (giờ địa phương) để đến Bắc Kinh, Trung Quốc, số hiệu chuyến bay là MH370. Tuy nhiên, hãng Malaysia Airlines cho biết máy bay bị mất liên lạc sau khi cất cánh 1 tiếng. Lúc này, tín hiệu radar cho thấy máy bay ở gần vùng thông tin bay của TP.HCM. Ảnh minh họa: BBC
Sáng ngày 8/3/2014, máy bay Boeing 777-200 số hiệu MH370 cất cánh rời Kuala Lumpur, Malaysia, lúc 0h41 để đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, đến giờ hạ cánh tại sân bay Bắc Kinh, người ta vẫn không thấy máy bay đến. Malaysia Airlines sau đó tuyên bố máy bay mất tích. Hãng hàng không cho biết máy bay bị mất liên lạc sau khi cất cánh 1 tiếng. Lúc này, tín hiệu radar cho thấy máy bay ở gần vùng thông tin bay của TP HCM. Ảnh minh họa: AP
Diễn biến vụ mất tích của MH370 theo thời gian. Ảnh: BBC
Vụ mất tích bí ẩn của MH370 làm dấy nhiều nhiều nhận định khác nhau về nơi máy bay gặp nạn, bên cạnh đó là những giả thuyết như máy bay có thể bị không tặc. Dữ liệu của công ty vệ tinh Inmarsat cùng phân tích của Cục điều tra an toàn hàng không Anh (UAAIB) đã vạch lại hướng bay của MH370 trong ngày 8/3 nhờ đo hiệu ứng Doppler của tiếng ‘ping’ phát ra theo chu kỳ từ máy bay, từ đó khoanh vùng phi cơ gặp nạn. Ảnh: BBC
Bảng thông tin tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh thông báo tình trạng của chuyến bay MH370 (dòng màu đỏ, hàng đầu bên trái) vào sáng 8/3. Ảnh: AFP
Bảng thông tin tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh thông báo tình trạng của chuyến bay MH370 là “Chậm giờ” (dòng màu đỏ, hàng đầu bên trái) vào sáng 8/3. Ảnh: AFP
Người thân của hành khách MH370 đau đớn khi hay tin dữ về chuyến bay. Khi mất tích, máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn hành khách là người Trung Quốc (154 người) và Malaysia (38 người).
Người thân của hành khách có mặt trên MH370 đau đớn khi hay tin dữ về chuyến bay. Khi mất tích, máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Phần lớn hành khách là người Trung Quốc (154 người) và Malaysia (38 người). Ảnh: AP
Bà Suharni (người Indonesia) cầm ảnh con trai và vợ của anh. Con trai và con dâu của bà đều là hành khách trên MH370. Ảnh: AFP
Bà Suharni (người Indonesia) cầm ảnh con trai và vợ của anh. Con trai và con dâu của bà đều là hành khách trên MH370. Ảnh: AFP
Người thân của các hành khách Trung Quốc trên MH370 tập trung tại một khách sạn ở Bắc Kinh ngày 10/3. Họ giận dữ đòi chính quyền phải cung cấp đầy đủ thông tin về vụ mất tích của phi cơ. Ảnh: AFP
Người thân của các hành khách Trung Quốc trên MH370 tập trung tại một khách sạn ở Bắc Kinh ngày 10/3. Họ giận dữ đòi nhà chức trách phải cung cấp đầy đủ thông tin về vụ mất tích của phi cơ. Ảnh: AFP
Những lời cầu nguyện cho chuyến bay MH370 dán kín một góc tường ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 14/3. Ảnh: EPA
Những lời cầu nguyện cho chuyến bay MH370 dán kín một góc tường ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 14/3. Ảnh: EPA
Các sĩ quan không quân Việt Nam trên trực thăng khi tìm kiếm máy bay mất tích xung quanh đảo Thổ Chu ngày 10/3. Ban đầu, cuộc tìm kiếm MH370 tập trung ở khu vực biển Đông, xung quanh Cà Mau và đảo Phú Quốc. Theo báo Tuổi Trẻ, Việt Nam đã cấp phép cho bốn quốc gia là Malaysia, Trung Quốc, Singapore và Mỹ tham gia tìm kiếm cứu hộ. Tổng số máy bay và tàu cứu hộ tham gia tìm kiếm là 34 máy bay, 40 tàu cứu hộ các loại. Ảnh: Reuters
Các sĩ quan không quân Việt Nam trên trực thăng khi tìm kiếm máy bay mất tích xung quanh đảo Thổ Chu ngày 10/3. Ban đầu, cuộc tìm kiếm MH370 tập trung ở khu vực biển Đông, xung quanh Cà Mau và đảo Phú Quốc. Việt Nam đã cấp phép cho bốn quốc gia là Malaysia, Trung Quốc, Singapore và Mỹ tham gia tìm kiếm cứu hộ. Tổng số máy bay và tàu cứu hộ tham gia tìm kiếm là 34 máy bay, 40 tàu cứu hộ các loại. Ảnh: Reuters
Thiếu tướng Lê Minh Thành, phó tư lệnh hải quân (thứ hai từ phải sang), hội ý với tổ bay thủy phi cơ DHC-6 tại sân bay Phú Quốc chiều 9/3 trong chiến dịch tìm kiếm MH370. Ảnh: Tuổi Trẻ
Thiếu tướng Lê Minh Thành, phó tư lệnh hải quân (thứ hai từ phải), hội ý với tổ bay thủy phi cơ DHC-6 tại sân bay Phú Quốc chiều 9/3 trong chiến dịch tìm kiếm MH370. Ảnh: Tuổi Trẻ
Các quan chức không quân Indonesia khoanh vùng tìm kiếm ở eo biển Malacca, vùng biển giữa Indonesia và Malaysia ngày 12/3. Chính phủ Malaysia đã đối mặt với nhiều chỉ trích dữ dội do cung cấp thông tin mâu thuẫn và có kẽ hỡ về vùng tìm kiếm MH370, do khu vực mới cách xa đường bay dự định. Ảnh: AFP
Các quan chức không quân Indonesia khoanh vùng tìm kiếm ở eo biển Malacca, vùng biển giữa Indonesia và Malaysia ngày 12/3. Sau một thời gian tìm kiếm vùng biển Việt Nam, Malaysia công bố dữ liệu từ vệ tinh quân sự cho thấy MH370 bất ngờ chuyển hướng, từ lộ trình về phía bắc sang hướng tây. Do vậy, cuộc tìm kiếm chuyển hướng sang vùng biển phía tây Malaysia. Chính phủ Malaysia đã đối mặt với nhiều chỉ trích dữ dội do cung cấp thông tin mâu thuẫn và có kẽ hỡ về vùng tìm kiếm MH370, do khu vực mới cách xa đường bay dự định. Ảnh: AFP
Một nhà báo cầm ảnh của một hành khách mà cảnh sát Malaysia khẳng định đã dùng hộ chiếu giả để bước lên chuyến bay MH370. Khi đó, giới chức Malaysia không loại trừ khả năng máy bay bị không tặc. Ảnh: Reuters
Một nhà báo cầm ảnh của một hành khách mà cảnh sát Malaysia khẳng định đã dùng hộ chiếu giả để bước lên chuyến bay MH370. Khi đó, giới chức Malaysia không loại trừ khả năng máy bay bị không tặc. Ảnh: Reuters
Cơ trưởng trên chuyến bay MH370, Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi), và phi công phụ lái, Fariq Abdul Hamid. Tờ Telegraph (Anh) ngày 22/3 đăng nội dung cuộc đối thoại cuối cùng với phi công trong buồng lái MH370 và đài kiểm soát không lưu ở Malaysia. Phi công Fariq nói:
Cơ trưởng trên chuyến bay MH370, Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi), và phi công phụ Fariq Abdul Hamid. Tờ Telegraph (Anh) ngày 22/3 đăng nội dung cuộc đối thoại cuối cùng với phi công trong buồng lái MH370 và đài kiểm soát không lưu ở Malaysia. Phi công Fariq nói: “Ổn rồi, chúc ngủ ngon”. Ảnh: BBC
Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, dập đầu cầu nguyện cho các nạn nhân trên chuyến bay MH370 ngày 15/3. Ngày 24/3, Thủ tướng Razak nói thông tin phân tích dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay đã bay đến vùng biển hẻo lánh ở nam Ấn Độ Dương và có thể rơi ở đây. Trước đó, đội tìm kiếm Australia thông báo ngày 20/3 rằng họ đang điều tra hai vật thể khả nghi mà vệ tinh chụp được ở nam Ấn Độ Dương.
Ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak dập đầu cầu nguyện cho các nạn nhân trên chuyến bay MH370. Ngày 24/3, Thủ tướng Razak chính thức tuyên bố thông tin phân tích dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay đã bay đến vùng biển hẻo lánh ở nam Ấn Độ Dương và có thể rơi ở đây. Trước đó, đội tìm kiếm Australia thông báo ngày 20/3 rằng họ đang điều tra hai vật thể khả nghi mà vệ tinh chụp được ở nam Ấn Độ Dương. Ảnh: Xinhua
Australia cho biết họ phát hiện các vật thể tình nghi là liên quan đến MH370 (khu vực chữ nhật đỏ) ở điểm cách thành phố Perth khoảng 2.350 km về tây nam. Ảnh: WSJ
Australia cho biết họ phát hiện các vật thể tình nghi liên quan đến MH370 (khu vực chữ nhật đỏ) ở điểm cách thành phố Perth khoảng 2.350 km về tây nam. Ảnh: WSJ
Từ đầu tháng 4/2014, các tàu Australia và Trung Quốc bắt đầu sử dụng thiết bị dò âm dưới nước dùng để phát hiện tín hiệu
Từ đầu tháng 4/2014, các tàu Australia và Trung Quốc bắt đầu sử dụng thiết bị dò âm dưới nước dùng để phát hiện tín hiệu “ping” phát ra từ hộp đen máy bay. Tuy nhiên, giới chức Australia ngày 29/5 cho biết nỗ lực này không đạt kết quả gì, đội tìm kiếm chuyển sang đánh giá lại các dữ liệu, sử dụng các thiết bị chuyên dụng và tàu lặn để tìm kiếm dưới biển. Ảnh: Reuters
Người thân của các hành khách trên MH370 thắp nhang cầu nguyện vào giữa tháng 6/2014, đánh dấu 100 ngày mất tích của phi cơ. Tổng giám đốc Malaysia Airlines nói
Người thân của các hành khách trên MH370 thắp nhang cầu nguyện vào giữa tháng 6/2014, đánh dấu 100 ngày mất tích của phi cơ. Tổng giám đốc Malaysia Airlines nói “100 ngày vừa qua là những ngày dài và đau đớn nhất trong lịch sử của hãng”. Ảnh: AAP
Cuối tháng 1/2015, ông Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia, chính thức tuyên bố, vụ mất tích của MH370 là tai nạn và toàn bộ 239 người trên máy bay đã thiệt mạng. Ảnh: Malay Mail Online
Cuối tháng 1/2015, ông Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia, chính thức tuyên bố, vụ mất tích của MH370 là tai nạn và toàn bộ 239 người trên máy bay đã thiệt mạng. Ảnh: Malay Mail Online
Ngày 1/3/2015, Phó thủ tướng Australia, ông Warren Truss, nói không thể kéo dài mãi việc tìm kiếm MH370. Canberra và Bắc Kinh, Kuala Lumpur đang thảo luận khả năng chấm dứt tìm kiếm. Chi phí tìm kiếm MH370 ước tính khoảng 40,5 triệu USD, Australia và Malaysia đang cùng chia sẻ chi phí này. Ảnh: news.com.au
Ngày 1/3/2015, Phó thủ tướng Australia Warren Truss nói không thể kéo dài mãi việc tìm kiếm MH370. Canberra và Bắc Kinh, Kuala Lumpur đang thảo luận khả năng chấm dứt tìm kiếm. Chi phí tìm kiếm MH370 ước tính khoảng 40,5 triệu USD, Australia và Malaysia đang cùng chia sẻ chi phí này. Ảnh: News.com.au
Gia đình của những hành khách người Trung Quốc trên chuyến bay MH370 cầu nguyện cho các nạn nhân ngày 1/3/2015, vài ngày trước khi phi cơ mất tích tròn 1 năm. Ảnh: AFP
Gia đình của những hành khách người Trung Quốc trên chuyến bay MH370 cầu nguyện cho các nạn nhân ngày 1/3/2015, một tuần trước ngày phi cơ mất tích tròn 1 năm. Ảnh: AFP

(Theo Tri Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.