TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI?
Nguồn:luatvidan.vn
Thứ ba, 10.07.2012 11:00
Lời tự sự: “Quê hương là chùm khế ngọt” và khúc hát nghĩa tình: “Dân tôi ngàn năm khó nhọoc, mà sống chắt chiu câu nghĩa tình”, vương vấn, đau đáu trong trái tim Luật sư Trần Đình Triển để nói lên vụ việc này. Thiên vị chính quyền thì mất lòng dân, thiên vị dân thì mất lòng chính quyền; không còn giải pháp nào khác phải trên cơ sở Đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước,...
Ngày 12/7/2012, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức xét xử vụ: “Chống người thi hành công vụ”, xẩy ra tại xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; xét xử phúc thẩm 07 bị cáo trong đó có gia đình ông Nguyễn Đình Phiên (nguyên là đảng viên, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba do đã có thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ Quốc tế vẻ vang tại Campuchia). Trước nguy cơ cả gia đình bị án phạt tù giam; không những vậy, khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương đương 33000 dân rơi vào thảm cảnh như vậy) bởi vì một dự án đầu tư nước ngoài “sính ngoại quên nhà” đẩy dân vào bước đường cùng của cuộc sống. Mọi thông tin về vụ việc này đang bị bưng bít, khống chế, che đậy. Trước nỗi oan khuất này, vì độc lập chủ quyền của Tổ quốc, vì lợi ích của Nhà nước, vì quyền lợi chính đáng của người dân; Văn phòng Luật sư Vì Dân tuy nghèo, nhưng trước thảm cảnh đó, đau với nỗi đau của dân và của Nhà nước nên tham gia vụ việc này miễn phí cho dân. Dù quyền hạn của Luật sư vô cùng nhỏ nhoi, nhưng cũng vô cùng tự hào như tại phiên toà xét xử sơ thẩm, hàng ngàn người dân đến dự đã ôm Luật sư Trần Đình Triển vào lòng và đồng loạt thốt lên rằng: “Hình như linh hồn Bác Hồ thúc giục Luật sư Triển về đây với dân”. Chúng tôi không vì những lời nói đó, mà vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chính đáng của người dân, nói lên tiếng nói này mong mọi người cứu lấy một vùng đất của Tổ quốc đang có nguy cơ mất đi và khoảng hơn 1,3 nghìn hộ gia đình đang kêu cứu.
1. Nguồn gốc của vụ việc:
Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cấp 33km2 đất (gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc, với thời hạn thuê đất 70 năm để làm dự án đầu tư. Trong quá trình triển khai, Tập đoàn này đã đào một con sông chạy dọc theo đường quốc lộ 1 trở thành như một khuôn viên lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập" trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai ép buộc 1,3 nghìn hộ dân rơi vào cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến như “ấp chiến lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Hình như, tái hiện sự tiên đoán của thi sỹ Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ: “Qua đèo ngang” có câu: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến dân, có nhiều ý kiến đề nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, nhưng đang bị chính quyền huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh làm ngơ. Dân chống lại vì lợi ích Nhà nước, vì lợi ích chính đáng của mình thì bị bắt giam, tù tội, v à mai sau phải tha phương cầu thực để kiếm sống.
2. Những sai phạm nghiêm trọng của chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh:
- Căn cứ Điều 37 Nghị định số: 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, đối với những dự án đầu tư kinh doanh liên quan đến cảng biển quốc gia, chế biến khoáng sản, luyện kim phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định; Điều 52 Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất đối với dự án đầu tư từ 70 năm trở lên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng đối với dự án này liên quan đến cảng biển, luyện kim, thời hạn thuê đất là 70 năm mà chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh viện dẫn Công văn số: 323/TTg-QHQT ngày 04/03/2008 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký chỉ đạo: “Đồng ý chủ trương, nhưng Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các bộ ngành có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”; vậy mà, Uỷ ban nhân dân tỉnh coi văn bản đó như làm “cái gậy” cho rằng Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý; ngớ ngẩn thay khi hồ sơ pháp lý chưa hoàn thiện mà người có chức quyền trong Chính phủ lại đến dự việc khánh thành khởi công dự án đầu tư.
- Dự án trên, đã triển khai không đúng; Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kính tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc: phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Điều đáng chú ý, trong các Quyết định trên đã nói rõ về khu dân dụng: “Các khu tái định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm cho các cư dân trong độ tuổi lao động”. Buồn thay, đất dưới chân núi Hoành Sơn phía
- Để nhanh chóng giải phóng mặt bằng cho công ty ngoại, hàng loạt những vi phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh được tung ra, như: Quyết định thu hồi đất không đưa ra quyết định cụ thể cho từng hộ gia đình, không đưa bản chính mà đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết;
- Dấu hiệu tham nhũng đã quá rõ ràng, ví dụ như trường hợp của gia đình anh Nguyễn Đình Phiên, tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (do ông Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh ký) phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình Phiên là 962.281.214 đồng. Nhưng Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh đưa 03 văn bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (963.082.044 đồng, 635.709.738 đồng, 622.134.997 đồng); như vậy, gia đình ông Phiên được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch đó bỏ vào túi ai? Dân thắc mắc thì không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế. Thử hỏi pháp luật ở đâu trên thế giới này có tình trạng như vậy?
- Để cưỡng chế gia đình ông Nguyễn Đình Phiên được chính quyền Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh phù phép tạo dựng, bất chấp pháp luật; cụ thể là: tạo ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (không đề ngày tháng), rồi tạo ra Quyết định cưỡng chế hành chính, huy động lực lượng công an, quân đội dỡ bỏ toàn bộ tài sản và nhà cửa gia đình ông Phiên. Buồn thay, sau khi dỡ bỏ xong lại tiếp tục ra Quyết định cưỡng chế (sau khi việc cưỡng chế đã xong). Có dấu hiệu tạo dựng người bị thương tích, dùng xăng đốt mà người dân bình thường cũng cảm thấy ngớ ngẩn nhằm buộc tội chống lại những người thi hành công vụ. Trong khi luật sư đề nghị đưa ra băng nghi hình (do Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình huyện) công bố công khai thì bị lờ tịt đi.
- Nỗi khổ của người dân tại đây đang bị áp bức dưới nhiều giải pháp khác nhau như: ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện mà không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù thì bị sa thải, chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký kết hôn xin xác nhận lý lịch, hay xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào đảng mà gia đình không nhận tiền đền bù sẽ không được giải quyết.
- Trường hợp gia đình anh Nguyễn Đình Phiên, anh Phiên khi chưa tổ chức giải phóng mặt bằng, chỉ bước chân vào chiếc gầu của máy uỷ và đã bị công an tạm giữ vào xe công an, vậy mà bị xử 18 tháng tù giam về tội Chống người thi hành công vụ, chị Lê Thị Nhị cùng 02 đứa con với một số người dân khác đang trèo ở trên mái nhà thì bị sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện cho máy xúc, máy ủi đập tường nhà bị rơi từ mái nhà xuống đất như con chuột, dân đưa đi cấp cứu nằm ở bệnh viện thì bị vu khống là trốn khỏi nơi cư trú, tạo dựng và vu khống cho họ dùng xăng để đốt nhà và việc ném làm thương tích cho ông Sơn – Phó chủ tịch huyện (chỉ lời khai một phía từ phía cán bộ của chính quyền, yêu cầu đưa băng ghi hình thì im lặng) mà dám vu khống kết tội dân, chị Nhị cũng bị xử 15 tháng tù giam về tội Chống người thi hành công vụ. Anh Phiên và chị Nhị có hai người con (đang tuổi vị thành niên, khi phá nhà không có nhà ở phải về nhà chú bác trong xã để ở) thì bị Cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Kỳ Anh quy kết cho việc là trốn khỏi địa phương và ân ái cho rằng (hai con trai của anh Phiên và chị Nhị là Hải và Phong cũng tham gia trèo lên mái nhà, Nguyễn Văn Hải đang bỏ đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ khi nào điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Văn Hải nếu có căn cứ sẽ xử lý sau”). Phải chăng, Cơ quan pháp luật của huyện Kỳ Anh đang áp dụng chính sách đe doạ, “nhổ cỏ nhổ tận gốc” đối với gia đình anh Phiên, chị Nhị. Kỳ lạ thay, tại hai phiên toà sơ thẩm, 02 cháu đều có mặt tại phiên toà mà Cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Kỳ Anh không nói năng gì.
3. Những dấu hỏi xung quanh dự án và vụ án này:
- Đây là một khu vực có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và kinh tế, không những của Việt Nam mà ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt là biển đông, đưa một vùng đất giao 70 năm cho một tập đoàn Đài Loan – Trung Quốc, đẩy 1,3 nghìn hộ dân vào ngõ cụt, cái lợi ở đâu? Cái hại ở đâu?
- Nếu xây nhà máy nhiệt điện thì vấn đề môi trường đã tính đến chưa. Hiện nay, tất cả ruộng vườn, nhà ở của dân xung quanh dự án mưa đến thì bị ngập úng bởi sự ngăn cách của tường bao dự án gần 7km, phía thượng nguồn và đường quốc lộ 1A đến mùa mưa lũ bị ngập úng thì tính sao? Tình trạng người Trung Quốc tại dự án sang mua nhà ở, sử dụng đồ dùng, thực phẩm, rượu của dân không thanh toán tiền, tình trạng người Trung Quốc quan hệ trai gái, lấy vợ trên địa bàn này hiện tại và tương lai tính sao đây?
- Điều đáng buồn, khi được cấp dự án đầu tư thì Tập đoàn Formosa lại đưa ra yêu sách về chính sách tiền tệ, thuế khoá, xuất nhập khẩu, lao động để buộc phía Việt Nam phải chấp nhận khi sự việc đã rồi.
- Chính quyền và Cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Kỳ Anh không có quyết định thu hồi đất với dân, Quyết định xử phạt hành chính không ngày tháng, có dấu hiệu tham nhũng tiền bồi thường của dân, không giải quyết khiếu tố, khiếu nại theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cấp trên, ban hành quyết định cưỡng chế trái pháp luật, sử dụng lực lượng quân đội để cưỡng chế, áp dụng biện pháp cư xử coi sinh mạng của người dân không bằng một con vật, vậy thì dân chống là đúng mà không đối.
Tuy nhiên, việc đã bắt giam dân rồi và Toà án nhân dân huyện Kỳ Anh đã có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của chính quyền, án đã “bỏ túi” thì luật sư cũng chịu bó tay vậy thôi. Và án phúc thẩm được xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ngày 12/7/2012 có mong gì được giải oan cho dân không? Với tư cách luật sư mong các Cơ quan Đảng, Nhà nước, quân dân và Cơ quan báo chí quan tâm đến vụ án này. Theo chúng tôi, tính chất còn nghiêm trọng hơn vụ Tiên Lãng - Hải Phòng, nhưng quan chức ở Hà Tĩnh liên quan vụ việc này đang yên vị và đang dùng quyền áp đặt với dân.
HAI LONG
|
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.