Kiệt quệ sau 2 cuộc đại chiến, vì sao nước Đức vẫn cường đại?
Kết quả của mỗi một sự tình, một hiện tượng đều là có nguyên nhân, sự cường đại của một quốc gia, một dân tộc tất nhiên cũng là phải có nguyên nhân.
(Dưới đây là bài viết của một du học sinh Đức được đăng tải trên trang Visiontime)
Trong suốt 3 năm là du học sinh ở Đức, tôi luôn suy nghĩ một vấn đề: “Vì sao hai lần thế chiến đều là từ Đức khởi lên. Vậy mà sau đó, người Đức vẫn được toàn cầu tôn trọng như trước. Phải chăng, các quốc gia trên toàn cầu đã ‘khoan dung và ưu ái’ người Đức quá mức?”
Về sau, tôi chuyển đến sinh sống cùng với một gia đình người gốc Đức. Thông qua tiếp xúc với họ hàng ngày, cuối cùng tôi cũng tìm được câu trả lời hợp lý và nghiêm túc nhất cho bản thân mình.
Lúc ấy, tôi còn chưa kết hôn, cho nên hoàn toàn không có khái niệm về việc trông nom một đứa trẻ phải như thế nào. Ban đầu, điều đặc biệt nhất đập vào mắt tôi chính là việc người Đức rất tùy ý trong việc mang theo con. Đứa trẻ thích bò, thích ăn đất… cha mẹ đều mặc kệ. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, về sau tôi có sự cải biến về cái nhìn trong cách giáo dục của người Đức hơn.
Người Đức vô cùng coi trọng giáo dục gia đình. Nghĩa vụ giáo dưỡng con cái của cha mẹ cũng được ghi rõ ràng thành văn bản trong hiến pháp của đất nước. Quan trọng hơn cả việc truyền thụ tri thức, người Đức chú trọng vào việc truyền thụ kỹ năng. Họ chú trọng vào việc bồi dưỡng thói quen trọn đời và năng lực giải quyết vấn đề của trẻ.
Loại giáo dục này thể hiện ở nhiều khía cạnh trong gia đình người Đức. Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng nguyên nhân khiến tố chất người dân Đức cao là bởi vì: Giáo dục tốt sẽ bồi dưỡng ra những thói quen tốt, thói quen tốt sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của một người.
1. Đọc sách tạo nên một dân tộc cường đại
Trong tổng số sách báo của toàn thế giới có 12% là có tiếng Đức, trong khi đó dân số nước Đức chỉ vẻn vẹn chiếm khoảng 1,2% dân số thế giới. Nước Đức cũng là nước có mật độ cửa hàng sách cao nhất thế giới. Ở Berlin, bình quân cứ 1,7 vạn người thì có một cửa hàng sách. Hơn nữa, với mật độ cửa hàng sách cao như vậy nhưng lúc nào cũng đông khách, độc giả.
Nếu có dịp tới Đức, bạn sẽ phát hiện ra ở sân bay, trên tàu điện ngầm hay những nơi công cộng khác có rất ít người Đức cầm điện thoại chơi điện tử. Cho dù là người lớn hay trẻ em, trong tay đều thường xuyên cầm một cuốn sách là một tác phẩm vĩ đại có độ dày nhất định.
Cho dù là một đứa trẻ khoảng 5,6 tuổi thông thường trên tay cũng cầm một cuốn sách ảnh để xem. Người Đức rất ít khi đọc sách điện tử. Cho đến hiện tại, ở nước Đức, sách điện tử vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Trong các gia đình người Đức hay các cửa hàng sách thì sách in vẫn chiếm phần lớn. Trong đó, sách dành cho trẻ em cũng rất phong phú và phù hợp độ tuổi.
Nếu có dịp tới các nơi công cộng của nước Đức, bạn sẽ thấy ở đó một không gian tĩnh lặng, không tiếng nhạc ồn ào náo nhiệt hay tiếng trẻ kêu gào, mà đại đa số là mọi người yên lặng đọc sách.
Nước Đức không chủ trương “dạy trước tuổi đi học”, không nhất định dạy trẻ học toán, học chữ cái nhưng khuyến khích cha mẹ làm bạn học của con. Người chủ nhà của tôi nói rằng ngay từ khi con chào đời, anh ấy đã đọc sách cho chúng nghe. Anh ấy cũng thường xuyên dùng sách làm quà tặng để tặng cho con. Anh ấy nói: “Đọc sách là cách giáo dưỡng lãng mạn nhất, đứa trẻ yêu thích đọc sách sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, trống vắng.”
2. Rèn luyện nhân cách con người
Rất nhiều thói quen tốt của người Đức là kết quả của sự giáo dục gia đình, như sự nghiêm túc, cẩn thận, tuân thủ quy tắc, giữ chữ tín, có đạo đức xã hội. Ở Đức có rất nhiều những cuốn sách viết các câu chuyện ấm áp giúp dạy trẻ hình thành và kiện toàn tính cách, bồi dưỡng thói quen tốt và phẩm đức tốt, đồng thời cũng giáo dục trẻ như thế nào là đúng, như thế nào là sai.
Hứa hẹn: “Khế ước tinh thần” của người Đức
Người Đức có câu ngạn ngữ: “Ein Mann,ein Wort” (Quân tử nhất ngôn). Lời hứa, hứa hẹn được người Đức vô cùng coi trọng. Con người không thể dễ dàng đồng ý, đồng ý rồi thì phải tuân thủ ước hẹn. Với những việc đã đồng ý làm rồi thì phải quy định thời gian hoàn thành và phải thực hiện đúng lời giao hẹn đó.
Rất nhiều người nước ngoài đã ngạc nhiên khi mới đến Đức là trong cuộc sống của họ gặp rất nhiều từ “Termin” (Hẹn ước). Khi cần đến khám bệnh, phải hẹn trước với bác sĩ. Muốn gặp mặt thầy cô giáo cần hẹn trước. Đến những phòng ban chuyên môn để làm việc cũng cần hẹn trước. Một khi đã hẹn trước thì hai bên đều phải nghiêm khắc tuân thủ, cho dù có thay đổi cũng phải báo trước để đối phương biết.
Loại phẩm chất “coi trọng lời hẹn” này chính là “Khế ước tinh thần” trong văn hóa truyền thống của người Đức. Đối với cha mẹ, đối với đồng nghiệp, bạn bè đều phải như thế. Điều này đã trở thành sự tin tưởng đặc biệt của người dân toàn cầu đối với Đức.
Hợp tác: Một người vì mọi người, mọi người vì một người
Ở Đức có một cuốn sách có một câu chuyện nổi tiếng, kể rằng có một con chuột nhỏ đi đứng không tốt, muốn ra ngoài thế giới lang thang kiếm sống. Trên đường đi nó gặp rất nhiều trở ngại nhưng cũng kết được nhiều bạn. Mỗi người bạn này đều không hoàn mỹ, mỗi người đều có một ưu điểm riêng. Những con chuột này đã đồng tâm hiệp lực làm thành được rất nhiều việc mà một con không thể làm được.
Đây là cuốn sách điển hình về giáo dục ở Đức, đạo lý mà nó muốn nhắc đến rất đơn giản nhưng không phải người nào cũng làm được: “Sự cố gắng của một người là phép cộng, sự cố gắng của một tập thể là phép nhân”. Từ đây, người Đức được giáo dục về sức mạnh của sự hợp tác.
Trong thời gian ở Đức học tập, tôi phát hiện ra khả năng hợp tác của các bạn học người Đức vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đến Đức không quen với nếp sống ở đây, nhất là những người đến từ vùng có văn hóa “ẩn mình”, không cởi mở, chỉ quan tâm lợi ích của bản thân mình.
>> ‘Khủng hoảng niềm tin’ ở Việt Nam, đâu là gốc rễ?
Trong quá trình học tập, các thầy cô giáo cũng thường yêu cầu học sinh làm báo cáo, nhưng đều là được làm bởi một nhóm học sinh. Mỗi người phụ trách một phần, hỗ trợ giúp đỡ nhau, cuối cùng hoàn tất bản báo cáo hoàn chỉnh. Hay khi xây dựng nhà xưởng, người Đức cũng phân công rõ ràng công việc từng người, mỗi người đều tuân thủ nghiêm ngặt phận sự của mình, làm tốt cương vị của mình, khiến cho sức mạnh tập thể phát huy đến cực đại.
Có lẽ, khả năng hợp tác và tinh thần tập thể cũng chính là một trong những nguyên nhân giúp người Đức “bách chiến bách thắng” trong chế tạo, sản xuất.
Đạo đức xã hội tạo nên sự an toàn
Đây là điều được giáo dục ngay khi mỗi người còn nhỏ. Trẻ em sẽ được dạy dỗ về cách sống hài hòa trong xã hội, giúp đỡ người khác, ý thức xã hội… Ở Đức, ngoài phương diện giáo dục gia đình ra thì còn có giáo dục xã hội. Mỗi một người dân Đức đều được giáo dục phải có một phần trách nhiệm đối với sự khỏe mạnh của thế hệ tiếp theo. Thế hệ tiếp theo không phải chỉ là con cháu của mình mà là tất cả trẻ em trong toàn xã hội.
Ở Đức, bạn tuyệt đối sẽ không thấy cảnh xe cộ chạy một cách “bốc đồng, hung hãn”, không có tạp vật chiếm lĩnh hành lang đi bộ, tất cả mọi người đều nghiêm túc tuân thủ đạo đức xã hội. Trong khi làm việc của mình, họ sẽ cố gắng không “quấy rầy” người khác.
Tới thời điểm tuyết rơi, ở các vùng quê người ta lại phân nhau quét tuyết để mở đường vì người khác. Họ cho rằng đây là một việc đương nhiên cần làm. Khi xe đi trên đường, có người đi bộ, họ sẽ chủ động giảm tốc độ để nhường đường, thậm chí là dừng lại, ra hiệu cho người đi bộ đi trước. Mỗi cá nhân đều có ý thức tự giác quản chế ranh giới của mình, vì thế mà họ đều tự nhiên có cảm giác an toàn.
Ở Đức, một người bị ngã sẽ có người đến trợ giúp, khi gặp người tàn tật sẽ có người chủ động đến hỏi họ có cần sự giúp đỡ hay không, họ luôn thầm lặng giúp nhau như thế.
3. Cha mẹ làm bạn với con cái là cách giáo dục tốt nhất
Người Đức cho rằng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi giữa cha mẹ và con cái là trụ cột để hoàn thiện tâm trí, nhân cách cho trẻ. Trong lòng người Đức, gia đình chiếm vị trí rất quan trọng. Đại đa số các gia đình người Đức đều có ngày gia đình, cha mẹ sẽ giành cả “tâm và thân” để làm bạn với con. Họ cùng nhau cưỡi ngựa, đi bộ, đi dã ngoại…
Cha mẹ làm bạn với con cũng không phải chỉ là chơi đùa cùng con, mà họ giáo dục trẻ các quy tắc, dạy trẻ dọn dẹp phòng, làm các việc vặt trong nhà. Vì thế, trẻ em Đức lên 6 tuổi đã có khả năng tự gánh vác, tự lo liệu rất lớn.
Sự phồn thịnh của một quốc gia được quyết định bởi sự rèn luyện hàng ngày, được quyết định bởi điều mà người dân được giáo dục, tầm nhìn xa hiểu rộng của người dân và phẩm giá cao thấp của người dân. Đây mới thực sự là điểm lợi hại, là sức mạnh của quốc gia. “Làm thế nào để trở thành một người hoàn chỉnh?” là bài học đầu tiên của giáo dục trong mỗi gia đình người Đức.
Với một ngành công nghiệp chế tạo được đánh giá là hoàn mỹ, ngành thiết kế, kiến trúc, nghệ thuật xa hoa, điều kiện khám chữa bệnh hiện đại bậc nhất, là nơi xuất sinh ra những ngôi sao sáng trên thế giới: Einstein, Rontgen, Hegel, Nietzsche,… và 102 người đạt giải Nobel, xem ra, đối với người Đức thì phẩm đức, nhân cách, thói quen tốt là đã được cảm hóa trong mỗi người dân mà không phải là bị giáo huấn, là “nhân” được gieo trồng trong tâm linh của mỗi người ngay từ khi còn nhỏ mới có “quả” thu hoạch của ngày sau.
An Hòa (biên dịch theo sự cho phép của tác giả)
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.