Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Chính đảng lớn của Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD), yêu cầu trả tự do lập tức cho Mẹ Nấm

Chính đảng lớn của Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD), yêu cầu trả tự do lập tức cho Mẹ Nấm 

 05.12.2017 17:44  4084

 Share 
Tại Việt Nam những nhà phê bình chính phủ đang bị đe dọa, sách nhiễu và bắt giữ một cách có hệ thống. Các nhà bảo vệ nhân quyền và những blogger đang đặc biệt bị hiểm nguy. Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức yêu cầu Việt Nam trả tự do lập tức và vô điều kiện cho Mẹ Nấm và những người ôn hòa phê bình nhà nước. 
Chính đảng lớn của Đức, đảng Dân chủ Xã hội (SPD), yêu cầu trả tự do lập tức cho Mẹ Nấm
Ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức
LTS: Từ năm 2011 cho đến nay, hằng năm đều có diễn ra cuộc Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) với mục đích nhằm đóng góp thiết thực vào việc thực hiện Tuyên bố chung quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức và thúc đẩy quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam-EU một cách thực chất, sâu rộng.
Nhưng trớ trêu là hiện nay quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức lại bị đình chỉ bởi Ngoại trưởng Đức Gabriel - đảng viên của SPD. Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và EU cũng có nguy cơ bị tan vỡ. Nguyên do là vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Ngoại trưởng Gabriel (SPD) gọi là “phương cách bắt đưa người ra khỏi Đức giống như người ta thấy trong các bộ phim hình sự về thời chiến tranh lạnh. Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận và sẽ không dung thứ”.
Trong 4 năm qua Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) liên minh với đảng CDU cầm quyền nước Đức. Trong 4 năm tới, sau khi đàm phán liên minh Jamaica thất bại, liên minh giữa 2 chính đảng lớn nhất nước Đức CDU và SPD rất có thể sẽ thành tựu tiếp tục cầm quyền nước Đức.
Mới đây, ông Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm và những tù nhân chính trị. Sau đây là bản dịch Thông cáo báo chí:
----
Frank Schwabe, Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức
Trả tự do lập tức cho nữ Blogger Việt nam
30.11.2017
Frank Schwabe, Phát ngôn viên về Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức, tuyên bố:
 Tại Việt Nam những nhà phê bình chính phủ đang bị đe dọa, sách nhiễu và bắt giữ một cách có hệ thống. Các nhà bảo vệ nhân quyền và những blogger đang đặc biệt bị hiểm nguy. Thí dụ mới nhất là trường hợp Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, với bút danh Mẹ Nấm, bị tòa phúc thẩm hôm qua y án 10 năm tù. Khối dân biểu đảng SPD trong Quốc hội Liên Bang Đức yêu cầu trả tự do lập tức cho bà Như Quỳnh.
„Mẹ Nấm luôn luôn bác bỏ cáo buộc cho rằng bà tuyên truyền chống nhà nước. Nhưng những trang Blog của bà về vấn đề nhân quyền và thảm họa môi trường ở bờ biển Việt nam vẫn bị nhà nước xem là tuyên truyền chống nhà nước. Viện cớ là họ gây phương hại cho an ninh quốc gia, nhiều người ở Việt Nam đã bị bắt giam chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Theo tổ chức Human Rights Watch, chỉ trong vòng 12 tháng vừa qua, đã có 28 người bị bắt với lý do hoạt động chống nhà nước.
Khối Dân biểu đảng đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trong Quốc hội Liên Bang Đức yêu cầu Việt Nam trả tự do lập tức và vô điều kiện cho Mẹ Nấm và những người ôn hòa phê bình nhà nước. Chúng tôi xem những người này là những tù nhân chính trị. Đồng thời Việt Nam phải chấm dứt tình trạng vô phạt khi có những nhà bất đồng chính kiến bị hăm dọa và hành hung mà thủ phạm không bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
Mẹ Nấm là một trong số những nhà bảo vệ nhân quyền được các dân biểu Quốc hội Liên bang Đức giúp đỡ qua chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu”. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi số phận nữ Blogger dũng cảm này và tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, là chính phủ hiện kiểm soát cả báo chí truyền thông lẫn hệ thống tư pháp.”
Bản dịch của tổ chức VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền 
Đối thoại lần thứ 6 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.